Có quá nhiều quy trình bạn có thể tìm kiếm trên Google. Nhưng lựa chọn cách nào? Ứng dụng chúng ra sao? Quy trình đó có luôn đúng không ? Thôi thì tôi sẽ giúp bạn tổng hợp chúng ở đây. Không còn gì dễ hơn nữa đâu. Nên nếu có dài, gắng mà đọc! Đọc rồi thấy hay thì đừng ngại share nhé!
Vì sao quy trình tôi đưa ra là dễ nhất 2016?
Bởi thứ nhất, tôi tổng hợp quy trình này dựa trên rất nhiều quy trình trước đó đã được các chuyên gia đưa ra. Nên đây là một quy trình tổng hợp và cập nhật nhất đến thời điểm này.
Thứ hai, tôi nêu ra Quy trình 7 bước với từng bước được diễn giải một cách ngắn gọn, không lan man.
Cuối cùng, tôi sẽ giúp bạn nhớ Quy trình 7 bước này DỄ NHƯ ĂN CHÁO bằng hình ảnh sau:
Quy trinh viet content chuan SEO |
Vậy là Quy trình 7 bước để chúng ta có một content chuẩn SEO nằm gọn trong một câu: TÔI KHÔNG SEO CHUẨN TÔI CHẾT LIỀN.
Giờ chúng ta sẽ đi vào từng từ trong câu đó để hiểu rõ Quy trình 7 bước này nhé.
Bước 1: Tôi = T = Topic = Chọn Chủ đề bài viết
Bước đầu tiên trong việc viết bài là xác định chủ đề cho bài viết, chính là yếu tố W đầu tiên trong quy tắc 5W 1H tức là What – viết về cái gì. Nếu ngay cả viết cái gì bạn cũng không biết thì thôi đừng viết nữa, mất công.
Nhưng nếu vẫn chưa ra chủ đề mà vẫn muốn viết, phải viết thì công cụ Google Trends sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn trong việc này. Công cụ này sẽ đưa ra cho các bạn những xu hướng đang được người sử dụng quan tâm và thực hiện tìm kiếm nhiều nhất. Nếu cảm thấy công cụ này quá rộng thì bạn có thể sử dụng Google Keyword Planner để theo dõi diễn biến của từ khóa mà bạn hướng tới có chiều hướng phát triển như thế nào trong tương lai để lựa chọn ra chủ đề phù hợp nhất.
Và rõ ràng mục tiêu tối thượng khi làm SEO chính là bạn muốn content của bạn được lên top nhanh nhất. Vậy bạn cũng nên tìm kiếm những chủ đề độc đáo, chưa được nhiều người khai thác nhưng đang có xu hướng phát triển bởi rõ ràng là viết về một chủ đề đã có quá nhiều người sử dụng trước đó thì content của bạn khó có thể cạnh tranh và lên top một cách nhanh chóng được.
Chốt lại, nên nhớ rằng hãy chọn chủ đề đang hoặc sẽ được nhiều người quan tâm, mở rộng nó theo một chiều hướng đang phát triển nhưng chưa có nhiều người sử dụng và hãy chắc chắn là bạn có khả năng viết tốt về vấn đề đó.
Bước 2: Không = K = Keyword = Nghiên cứu từ khóa
Để Google dễ index khi người dùng tìm kiếm, bạn sẽ là một SEO thất bại nếu như không biết lựa chọn từ khóa hoặc cụm từ khóa mà người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm khi quan tâm đến content mà bạn muốn viết. Bạn nên lưu ý rằng hiện người dùng ngày càng thông mình hơn trong việc tìm kiếm các từ khóa.
Nói đơn giản hơn là hầu như khách hàng sẽ không sử dụng những từ khóa ngắn quá chung chung khi tìm kiếm mà họ tập trung vào những từ khóa dài và hướng tới mục đích tìm kiếm cụ thể hơn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì không ai lại lên Google gõ “nghe nhac”, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc “nghe nhac hot”, “nghe nhac online”… Vì vậy nếu bạn đang cố gắng tập trung vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.
Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết cả những từ khóa phụ nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ cho từ khóa chính.
Bước 3: Seo = S = Structure = Dựng khung sườn, cấu trúc cho bài viết
Công việc này thì chẳng ai còn xa lạ trong nghiệp viết nhỉ? Nó dễ dàng như việc bạn ăn thức ăn nhưng ăn làm sao cho ngon, cho chuẩn với dạ dày thì lại phải có trình tự: món khai vị, món chính, món tráng miệng khi bạn dự tiệc vậy.
Tóm lại là 1 content chuẩn SEO cần phải có 3 phần: Mở bài + Thân bài + Kết luận.
Lên bố cục có vẻ là công việc nhàm chán nhưng đó chính là cách để bài viết của bạn trở nên mạch lạc, dễ đọc dễ hiểu đối với người đọc cũng như dễ viết và bám sát theo chủ đề đối với người viết là bạn hơn. Xây dựng một cấu trúc tốt còn giúp phân tách bài viết ra từng phần nhỏ hơn, giúp độc giả chỉ cần lướt qua các đầu mục để có được cái nhìn tổng quan, từ đó hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà bạn muốn truyền tải. Nên là dù có chán, phải cố mà làm!
Bước 4: Chuẩn = C = Content = Viết nội dung
Có chủ đề, có khung sườn, có từ khóa rồi, viết thôi! Nhưng không đơn giản như viết văn, bỏ qua vấn đề lay động cảm xúc đi thì ngoài câu chữ mượt mà, đúng chủ đề, viết content để SEO còn phải “chuẩn”. Có một kinh nghiệm nhỏ nhưng lại khá quan trọng mà mình nhận ra trong quá trình viết content. Khi bắt tay vào việc viết bài hãy bỏ những từ khóa mà bạn chọn trước đó sang một bên, viết bài một cách tự nhiên và phóng khoáng nhất có thể. Đừng bó bài viết theo những từ khóa khiến chúng trở nên mất tự nhiên và gây phản cảm cho người đọc, khiến có cảm giác như bạn đang gượng ép câu văn.
Sau khi viết xong, hãy quay trở lại và sửa lại những vị trí mà có thể đặt từ khóa một cách hợp lý. Việc này giúp bạn viết thoải mái hơn, nội dung được tập trung cũng như quản lý được chính xác số lượng từ khóa bạn muốn đưa vào bài viết. Yếu tố “chuẩn” là mục đích của bạn nhưng không phải nằm ở bước này mà nằm ở cuối chặng đường khi bạn đi qua đủ 7 bước mình đang nói đến để viết content chuẩn SEO.
Bước 5: Tôi = T = Title = Tối ưu tiêu đề
Một ca sĩ có ngoại hình đẹp, giọng hát hay thì còn cần một cái tên xứng đáng nữa. Tiêu đề bài viết cũng vậy. Thông qua tiêu đề mà độc giả có thể đoán nhận một phần content mà bài viết bạn hướng tới. Nên có thể nói, tiêu đề cũng như là bộ mặt của bài viết khi hiện trên trang tìm kiếm Google vậy. Nên nếu bạn không chau chuốt nó, tội cho bài viết của bạn.
Bước 6: Chết = C = Check = Kiểm tra
Như mình đã nói ở phần trước, khi viết xong content thì bạn cần kiểm tra lại bài viết thêm 1 lần nữa. Ngoài việc rà soát những lỗi chính tả mà bạn có thể gặp phải thì bạn cũng nên sửa lại và chèn thêm các từ khóa vào bên trong nội dung một cách hợp lý. Nên nhớ rằng thời đại mà từ khóa có mặt ở khắp mọi nơi đã thực sự kết thúc. Chính bởi vậy, ngay từ ban đầu mình đã lưu ý bạn nên chọn nhiều từ khóa, trong đó có 1 từ khóa chính và nhiều từ khóa phụ để làm phong phú hơn cho bài viết của bạn cũng như là một cách khéo léo để bạn không bị rơi vào trường hợp Spam từ khóa cổ lỗ sĩ.
Bước 7: Liền = L = Link = Tăng độ phổ biến cho bài viết bằng link bài
Viết xong rồi, kiểm tra kỹ bài rồi, xong chưa nhỉ? Không up bài thì ai biết bài bạn mà đòi SEO. Đùa vậy thôi nhưng cũng đừng ngây thơ mà nghĩ rằng bạn đăng bài viết lên là ngay lập tức có thể đạt được thứ hạng cao nhất. Muốn đạt được điều đó thì bạn phải làm qua bước 7 này để tăng tốc thời gian mà bài viết được index. Nếu các bài viết càng được index sớm thì bài viết đó sẽ càng được sớm hiển thị lên kết quả trả về khi Google tìm đến những từ khóa liên quan đến bài viết. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Đăng ký link bài viết đó với Google https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url
Đưa link bài viết mà chúng ta vừa viết xong vào Sitemap http://www.xml-sitemaps.com
Ping link bài viết của chúng ta lên các website khác, bạn có thể dùng qua trang Pingfarm.com
Post link lên các trang mạng xã hội Facebook, google+ hoặc twitter…để có được những lượt view, share hay bình luận từ độc giả. Bạn cũng có thể kêu gọi bạn bè vào comment, chém gió để tăng độ uy tín cho bài viết.
Vậy 7 bước cơ bản nhất, dễ nhớ nhất 2016 để chúng ta có thể viết content chuẩn SEO đó là:
B1: Chọn chủ đề bài viết (Topic)
B2: Nghiên cứu từ khóa (Keyword)
B3: Dựng khung sườn, cấu trúc cho bài viết (Structure)
B4: Viết nội dung (Content)
B5: Tối ưu tiêu đề (Title)
B6: Kiểm tra (Check)
B7: Tăng độ phổ biến cho bài viết bằng link bài (Link)
Đã có rất nhiều người áp dụng Quy trình này thành công và không-thể-quên-nổi. Còn bạn thì sao ?
0 comments:
Post a Comment