Không quan trọng việc bạn kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ gì, chất lượng vẫn luôn là chìa khóa đi đến thành công. Việc không ngừng nâng cao chất lượng cũng là cách tiết kiệm nhất vì bạn sẽ không tốn chi phí cho việc sửa chữa những sai lầm của mình, cũng giống như các hãng xe nổi tiếng nếu họ làm tốt ngay từ đầu thì sẽ không tốn chi phí thu hồi xe. Việc nâng cao chất lượng đồng thời tạo tinh thần làm việc cho nhân viên vì ai cũng thích làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp. Sau đây là một số lời khuyên để cải thiện chất lượng cho công ty bạn.
5 bước nâng cao chất lượng sản phẩm cho mọi doanh nghiệp |
1. Thường xuyên đo lường, giám sát chất lượng
Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện các lỗi sai và sửa chữa, nhưng vẫn xảy ra hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất: là bạn phát hiện ra lỗi trong quá trình sản xuất, điều này thật may mắn vì khách hàng của bạn sẽ không bao giờ biết về những lỗi này, có thể bạn sẽ chậm trễ về việc giao dịch với họ nhưng nếu khách hàng nhận được một sản phẩm hoàn hảo thì sẽ không có gì đáng lo nữa.
Trường hợp thứ hai: là lỗi sai bị khách hàng phát hiện, tốt nhất là đừng bao giờ phạm sai lầm này vì bạn có thể mất khách hàng cũng như nhận được những tin đồn xấu về công ty, từ bây giờ hãy tăng cường kiểm soát chất lượng hơn nữa để hoàn thiện sản phẩm của mình.
2. Hoàn thiện quá trình làm việc
Bạn nên biết rằng trong hầu hết các trường hợp xảy ra sai xót là lỗi do quá trình chứ không phải do người làm việc, đừng bao giờ hỏi “ai đã làm sai” mà hãy kiểm tra lại quy trình làm việc của công ty bạn, bổ sung thêm một số bước kiểm tra vào hệ thống để hạn chế xảy ra lỗi.
3. Tổ chức họp hàng tuần
Sau mỗi tuần làm việc nên có một buổi họp tổng kết, thảo luận với tất cả các thành viên về những lỗi đã xảy ra và tìm nguyên nhân, cách khắc phục. Có thể lúc đầu các buổi họp sẽ kéo dài và tẻ nhạt nhưng càng về sau bạn sẽ cảm nhận được mọi việc dần tốt hơn.
4. Sắp xếp thứ tự các lỗi xảy ra
Sắp xếp các vấn đề, các lỗi xảy ra theo thứ tự quan trọng và bắt đầu giải quyết từ những vấn đề cấp thiết nhất, dành nhiều thời gian ở các vị trí mà thường gặp vấn đề.
5. Thông báo kết quả đánh giá
Đặt kết quả đánh giá chất lượng của công ty tại những nơi nhiều người nhìn thấy để mọi người biết được kết quả làm việc của mình, cũng như nhấn mạnh mục tiêu cải thiện chất lượng của công ty.
0 comments:
Post a Comment