Hướng dẫn cài đặt và lập trình ứng dụng đầu tiên cho Android bằng công cụ Android Studio

Các bạn có từng muốn học lập trình ứng dụng Android nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và thiết lập môi trường lập trình ứng dụng Android "Hello World" trên Windows.
Hướng dẫn cài đặt và lập trình ứng dụng đầu tiên cho Android bằng công cụ Android Studio
​Bước 1: Khởi tạo môi trường lập trình Java SE Development Kit 7
Các bạn tải về bộ cài đặt Java SE Development Kit 7 tại đây
Sau đó các bạn tiến hành cài đặt bình thường (Ấn Next/Next... tới khi cài đặt kết thúc)

Bước 2: Cài đặt chương trình Android Studio
Các bạn tải về chương trình Android Studio tại đây
Sau đó tiến hành cài đặt như bình thường (Ấn Next liên tiếp...)
Ở mục "Choose Components" nếu các bạn có máy đt Android để test thử luôn thì chọn như hình dưới.
Nếu không có, các bạn có thể chạy máy ảo bằng cách chọn thêm mục: "Android Virtual Device" và "Performance (Intel HAX)"
Sau đó ấn Next/Next...​


Thiết lập môi trường lập trình Android Studio mới từ đầu​


Quá trình cài đặt sẽ cập nhật lại 1 số bộ công cụ hỗ trợ, đợi khi quá trình hoàn tất, khởi động chương trình, ta chọn "Start a new Android Studio project"​


Application name: Các bạn chọn tên cho project, ở đây mình đặt là bkc​


Chọn "Blank Activity" rồi ấn Next​


Giới thiệu sơ qua về chương trình Android Studio
activity_main.xml : Nơi chúng ta sẽ thiết kế giao diện ứng dụng
MainActivity.java : Nơi chúng ta sẽ code cho ứng dụng, liên kết với giao diện

Đây là 2 file quan trọng nhất và chúng ta có thể chuyển qua lại 2 file này ở tab phía trên
Android sử dụng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java, nếu có kiến thức tốt về Java đây sẽ là 1 lợi thế rất tốt để bắt đầu. 
Ở phạm vi bài viết, mình sẽ code 1 đoạn mã đơn giản làm nhiệm vụ sau: Tạo 1 Button (Nút) khi mà click vào sẽ hiện ra 1 thông báo (Alert Dialog)​

Ở tab Widgets phía bên trái: ta kéo thả "Button" vào giữa giao diện ứng dụng
Nháy đúp vào Button vừa tạo, đánh nội dung cho Button, vd: "Ấn vào đây"​


Chuyển sang tab file "MainActivity.java"
Vùng mình khoanh đỏ chính là nơi tập trung code chính cho ứng dụng​


Tại đây các bạn copy sau đó paster đoạn mã sau:​
Mã: package com.example.hello.hello;

import android.content.DialogInterface;
import android.support.v7.app.ActionBarActivity;
import android.os.Bundle;
import android.view.Menu;
import android.view.MenuItem;
import android.view.View;
import android.widget.Button;
import android.app.AlertDialog;

import java.security.PublicKey;

public class MainActivity extends ActionBarActivity {

    protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) {
        super.onCreate(savedInstanceState);
        setContentView(R.layout.activity_main);
        Button Nut = (Button) findViewById(R.id.button);
        Nut.setOnClickListener(new View.OnClickListener() {
            @Override public void onClick(View v) {
                final AlertDialog ThongBao = new AlertDialog.Builder(MainActivity.this).create();
                ThongBao.setTitle("Thông Báo");
                ThongBao.setMessage("Tôi yêu Bách Khoa Computer!");
                ThongBao.setButton("Xong", new DialogInterface.OnClickListener() {
                    @Override public void onClick(DialogInterface dialog, int which) {
                        ThongBao.dismiss(); }
                });
                ThongBao.show(); } });
    }
    @Override
    public boolean onCreateOptionsMenu(Menu menu) {
        // Inflate the menu; this adds items to the action bar if it is present.
        getMenuInflater().inflate(R.menu.menu_main, menu);
        return true;
    }

    @Override
    public boolean onOptionsItemSelected(MenuItem item) {
        // Handle action bar item clicks here. The action bar will
        // automatically handle clicks on the Home/Up button, so long
        // as you specify a parent activity in AndroidManifest.xml.
        int id = item.getItemId();

        //noinspection SimplifiableIfStatement
        if (id == R.id.action_settings) {
            return true;
        }

        return super.onOptionsItemSelected(item);
    }
}

Bây giờ hãy kết nối điện thoại Android của bạn, nhớ bật chế độ "Debug USB" nhé
Sau đó click vào biểu tượng "Play" màu xanh ở trên, hoặc vào menu Run
Lựa chọn thiết bị của bạn rồi ấn Ok
Nếu không có máy, các bạn chọn tab "Launch emulator" để chạy máy ảo​

Trên màn hình xuất hiện thông báo sau
Click chọn: "Luôn cho phép từ máy tính này" rồi ấn ok​

Và đây là kết quả​


Vậy là các bạn vừa viết xong ứng dụng Android đầu tiên rồi đó, nếu có đam mê hãy tự học thêm trên mạng, ngôn ngữ Java không quá khó để bắt đầu.
Chúc các bạn thành công!​

0 comments:

Post a Comment