Cách tìm hợp âm khi đệm hát đệm hát ghitar

Đệm hát là một điều không hề đơn giản như nhiều người từng nghĩ. Đệm đàn Guitar để tán tỉnh một cô gái nào đó đã khó, đệm giỏi thì lại là cả một nghệ thuật.
Trong một cuộc phỏng vấn xét nghiệm tâm lý mới đây nhất, với câu hỏi: Người đàn ông lý tưởng của bạn là gì, 70% các cô thiếu nữ xinh đẹp được hỏi đã nói là: Một người biết chơi Guitar…có thể nói đây là một "tin vui" cho những tín đồ đam mê Guitar.

Nhưng muốn đệm hát được, dù là tự hát hay đệm cho người khác hát thì bạn cũng phải biết các hợp âm của bài hát đó. Nếu có sẵn thì coi như bạn chỉ cần theo đúng nhịp điệu, cứ chiếu theo hợp âm có sẵn mà chuyển thôi. Nhưng nếu không có sẵn, mà cái này mới là chính vì bạn khó có thể nhớ hết hợp âm cho mọi bản nhạc. Hơn nữa mỗi người lại có một giọng khác nhau, bạn không thể bắt người hát phải theo một giọng duy nhất. Nếu người hát biết và nói cho bạn biết giọng của họ thì như phần dưới sẽ bàn, bạn chỉ việc theo đúng giọng đó mà đệm thôi. Còn nếu nguời hát không biết giọng của họ là gì thì bạn một là dạo vài vòng những hợp âm quen thuộc và họ sẽ theo đó mà hát, hai là họ cứ thế mà hát, hát sai hát đúng gì cũng hát trước và bạn sẽ phải dò tìm giọng, tìm hợp âm để đệm. Nói cách khác là DÒ GAM.

A. Đầu tiên bạn cần biết :
Cơ bản:
Gam tức là hợp âm, rõ hơn thì Gam là tập hợp của 7 nốt nhạc và chia ra thành trưởng và thứ
Khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau chẳng hạn, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. Như hình vẽ bên dưới…

Hợp âm Đô trưởng (C):
Hợp âm La thứ (Am):
Tuy nhiên, bạn sẽ thắc mắc là tại sao trên hình vẽ thấy 6 nốt cho một hợp âm sao ở trên lại chỉ nói 3 nốt? Đó là hợp âm 3, ba nốt chính cần thiết cho một Gam mà bạn sẽ dùng để đệm hát.
Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn.

· Các điệu cơ bản:
- Slowrock bass 3 2 1 2 3
- Blue: bass 3 21 3 (21 là móc cùng một lúc 2 dây)
- Boston : bass 3 21 3 21 3
- Walz: bass 321 321 ( 321 là móc cùng một lúc 3 dây - đọc là bùm chách chách )
Và bạn cần nhớ thêm các hợp âm Am ,Dm ,Em ,C ,G7 ,F,G ,A ,D ,D7 ,Gm là có thể chơi được rất nhiều bài.

B. Các cách dò gam (tìm hợp âm) khi đệm đàn Guitar
Ngaymuaha.blogspot.com - sẽ tổng hợp thông tin và đưa ra 2 cách dò gam phổ biến nhất để các bạn tham khảo.
1. Dò gam theo kinh nghiệm chơi đàn của những tay Guitar đệm hát lành nghề
Bạn đã biết âm nhạc gồm 7 nốt chính: Đồ rê mi fa sol la si đô. Ngoài ra, còn có các nốt thăng giáng của từng nốt nhạc.
Và khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. (còn vì sao lại thế thì sẽ nói sau)
Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn… (đơn giản thôi mà) Vậy là lại phát sinh ra một yếu tố: GAM NÀO THÌ CÓ NHỮNG NỐT GÌ?
Lại nói một chút đến các nhạc phẩm Việt Nam... có một điều không thể phủ nhận là các tác phẩm của Việt Nam ta hầu như đều thuộc dạng giai điệu đơn giản. Ví dụ như các bài hát của Trịnh Công Sơn. Chỉ cần 3 gam cơ bản là có thể đệm được hàng đống bài. (ta không bàn đến chuyện hay-dở ở đây) mà điều chủ yếu là hầu hết những tác phẩm nhạc Việt vẫn quẩn quanh ở vòng gam cơ bản (1): 1- 6 - 8 (và theo quy luật: 1thứ - 6 thứ - 8 trưởng)
Nào, ta hãy đi vào lý thuyết một chút:
Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. ( Viết theo ký hiệu nhạc lý: C, D, E, F, G, A, H) Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến nốt Đố (1 quãng 8 ) ta có đến 12 nốt:
C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.
Dựa theo cái vòng hoà âm cơ bản (1): 1-6-8, ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am - ** - E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em - Am - H.
Chỉ cần nắm chắc cái hoà âm cơ bản (1) kia, bạn có thể chơi được rất nhiều nhạc phẩm của Việt Nam... Và dĩ nhiên là cũng có thể dùng thêm nhiều hợp âm khác nữa đi kèm, nhưng dẫu sao điều tôi muốn nói đến đó là 3 hợp âm chính, cột sống trong một tác phẩm là như vậy...

Ví dụ cụ thể:
- Đệm Guitar cho bài: “Cát bụi”:
Hạt bụi (Am)nào hoá kiếp thân tôi, để một (**)mai tôi về làm cát (Am)bụi, (E)ôi cát bụi tuyệt (**)vời, mặt trời (E)soi một kiếp rong (E)chơi...
- Đệm Guitar cho bài: “Tóc gió thôi bay”:
Chiều (Am)mưa có một (**)người con gái nhớ (Am)quê xa vời (E)vợi, dòng (**)sông giấc mơ (Am)xưa một thời thiếu (F)nữ buồn (E)trôi, tuổi (C)thơ xưa đã (**)xa, người xưa xa cách (Am)xa, còn (**)đâu bóng quê (Am)nhà trong chiều xa (E)vắng, thuyền (C)xưa xuôi (**)dòng, người (F)xưa đã có (Am)chồng, buồn (**)vui những tháng năm bên người yêu (F)dấu, tóc gió thôi (E)bay, như ngày (Am)xưa..
(Ở bài Tóc gió thôi bay này, có thêm 2 gam phụ là Đô trưởng (C), và Fa trưởng (F))
Chắc các bạn nhận ra một điều là hầu như mở đầu, sau gam chủ đạo đều là gam 6... và trước khi kết về gam chủ đạo, cũng đều là gam 8

2. Dò gam dựa trên nền tảng lý thuyết âm nhạc và các giáo trình:
Qui luật hoà âm 1-6-8:
Để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 6 và thứ 8. Và theo qui luật là 1 thứ – 6 thứ – 8 trưởng. Ví dụ ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am – Dm – E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em – Am – H. Trong thời gian đầu, với những nhạc phẩm của Việt Nam, nắm vững qui luật này bạn đã có thể đệm hát được rất nhiều. Đương nhiên sẽ có thêm nhiều hợp âm phụ nữa, hơn nữa không phải mọi bản nhạc đều theo qui luật này. Ngoài ra còn có qui luật 1-4-5, sẽ bàn ở dưới, tuy vậy mình khuyên bạn dùng qui luật 1-6-8 trong thời gian đầu.

Xét một cách toàn diện, bạn cần tìm hợp âm chủ đạo, từ đó theo qui luật 1-6-8 để tìm các hợp âm còn lại, và cuối cùng là đặt các hợp âm đó vào bản nhạc.

- Tìm chủ âm
- Tìm các hợp âm
- Đặt các hợp âm vào bài nhạc.

Đến đây sẽ nảy sinh ra mấy trường hợp:

- Người hát biết chủ âm và nói cho bạn biết, ví dụ Am, khi đó nhiệm vụ của bạn là chơi đúng điệu và chuyển qua lại giữa Am-Dm-E
- Theo bản nhạc có sẵn nhưng chưa có hợp âm mà chỉ có nốt nhạc. Nhiệm vụ của bạn là dựa vào bản nhạc, tìm ra chủ âm.
- Không có bản nhạc, người hát cũng không biết chủ âm. Bạn phải dựa vào tai nghe, kinh nghiệm để tìm chủ âm. 
>>>> Xử lý:
Trường hợp thứ nhất: Việc tìm Chủ âm với trường hợp đầu coi như xong, tạm thời không bàn nữa.
Trường hợp thứ hai: Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra:

- Bộ khóa không có dấu thăng giảm: Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)
- Bộ khóa có dấu thăng: Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ.
- Bộ khóa có dấu giảm: Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ

Với bộ khoá có dấu thăng hay giảm, như trên ta sẽ xác định được hai chủ âm trưởng và thứ, nhưng chưa biết đích xác sẽ dùng cái nào. Muốn biết thì bạn phải coi nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc.

Ví dụ bản nhạc có hai dấu thăng là F# và C#. Theo trên bạn sẽ xác định được hai chủ âm là D và Bm. Nhìn vào nốt cuối nếu là nốt Si (B) thì bạn sẽ biết bài này có chủ âm là Bm

Trường hợp thứ ba: Chủ yếu là kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn tới ở phần sau.

· Giờ tới qui luật hoà âm 1-4-5
Nhằm tìm ra 6 hợp âm dựa vào hai chủ âm như bàn ở trên (một trưởng, một thứ). Nói chung cũng tương tự như qui luật 1-6-8, để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 4 và thứ 5, không tính tới những nốt thăng. Ví dụ như bài nhạc thuộc cung Sol trưởng (G) nghĩa là âm giai tương ứng là Mi thứ (Em). Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D. Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B. Vậy 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B

- Lý do mình muốn bạn coi lại về quãng chính là ở hợp âm B trong nhánh Em. Tại sao lại là B mà không phải là Bm?

Ví dụ trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, nên hợp âm thứ hai là D (theo qui luật 1-4-5). Hợp âm D co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La (D F A) và nốt Fa không có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên hợp âm thứ hai là Re thứ (Dm) . Trong khi đó tên của hợp âm thứ ba bắt đầu ở bậc 5. Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# – B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên hợp âm thứ ba sẽ là Mi trưởng (E).

Ngoài hợp âm trưởng và thứ còn có hợp âm số 7, tuy nhiên ngaymuaha.blogspot.com sẽ cung cấp thông tin ở bài viết sau.
Hi vọng những thông tin mà Tiến Đạt tổng hợp sẽ hỗ trợ các bạn một phần trong quá trình học và đệm đàn Guitar. Chúc các bạn thành công.

0 comments:

Post a Comment