Các nhà khoa học Anh mới đây phát triển một thiết bị cầm tay có thể tạo ra lửa từ nước mà không sử dụng khí ga dễ cháy.
công nghệ biến nước thành lửa |
Về cơ bản, đây là phương pháp sử dụng nước để tạo ra lửa với một hệ thống điện phân được thiết kế để sử dụng các nguồn cung cấp điện và nước. Khi đó, nước sẽ được tách thành khí hydro và oxy rồi đưa vào một ngọn đuốc và tạo thành lửa.
Theo Euronews, ngọn lửa được tạo ra từ hệ thống mát hơn và dễ xử lý hơn so với các ngọn lửa nóng được tạo thành từ khí oxy với propan hoặc acetylene, có thể được sử dụng trong hàn xì hoặc các ứng dụng công nghiệp cần đến lửa khác.
Theo chuyên gia nghiên cứu Andrew Ellis thuộc công ty ITM Power, Anh, đội ngũ các chuyên gia hóa học đã nghiên cứu công thức màng ngăn mới có thể làm tăng hiệu suất của điện phân, tiến hành nhiều thử nghiệm với chất xúc tác, cố gắng làm giảm số lượng platinum và thay thế bằng các vật liệu rẻ hơn. Nhờ đó, công nghệ này có thể giảm chi phí cho hệ thống điện phân hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Rory Olney, chuyên gia tư vấn về công nghiệp hàn xì, cho biết ngọn lửa này nhẹ hơn so với ngọn lửa được tạo thành từ khí oxy và acetylene. Sức nóng ở đỉnh ngọn đuốc cũng không quá mạnh, do đó ánh sáng phát ra từ ngọn lửa cũng không gây nguy hiểm cho mắt.
Một trong những lợi ích của hệ thống mới đó là ngọn đuốc sinh ra lửa luôn lạnh và không bị nóng trong quá trình sử dụng vì lửa được sinh ra và bốc cháy bên ngoài ngọn đuốc. Ngọn lửa sẽ duy trì trạng thái lạnh kể cả sau khi ngừng sử dụng, do đó có thể đặt ở bất cứ nơi nào theo ý muốn.
Việc sử dụng acetylene để tạo ra lửa theo phương pháp thông thường đã bị cấm ở những nơi dễ rò rỉ khí vì dễ gây nguy hiểm và bất tiện. Các ngọn lửa nóng được tạo ra theo cách này cũng yêu cầu phải cẩn thận khi tiếp xúc với các kim loại nhạy cảm như nhôm.
So với khí đốt từ acetylene, phương pháp này rẻ hơn gấp 20 lần vì hạn chế được các chi phí liên quan đến việc tích trữ khí đốt, chi phí bảo hiểm và vận chuyển. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tận dụng được những ưu thế này khi công nghệ được thương mại hóa trong tương lai gần
0 comments:
Post a Comment