Đúng như tên gọi của nó, description trong tiếng Việt có nghĩa là mô tả hay miêu tả, thẻ meta description dùng để mô tả một cách khái quát, ngắn gọn nội dung trang Web của bạn. Google rất “quan tâm” đến thẻ meta description bởi vì nó muốn những snippet (đoạn trích ngắn) phải thể hiện chính xác trên trang kết quả. Khi thẻ này giúp người đọc hiểu rõ về nội dung của trang Web, Google sẽ “ưu tiên” sử dụng thẻ Meta Description.
Thẻ meta descriptions có 3 công dụng cơ bản sau đây:
Miêu tả nội dung trang một cách chính xác và ngắn gọn.
Trên trang kết quả tìm kiếm, nó đóng vai trò như một cụm từ quảng cáo ngắn, cho người dùng biết có nên click vào hay không.
Hiển thị những từ khoá hướng tới, không phải vì mục đích thứ hạng, mà là biểu thị nội dung cho người tìm kiếm.
Cũng giống như những đoạn quảng cáo hay, không dễ viết được những thẻ meta description tốt. Nhưng đối với những trang hướng từ khoá, đặc biệt với những kết quả tìm kiếm cạnh tranh, thẻ meta description là một phần rất quan trọng để thu hút traffic từ các search engines thông qua những trang của bạn. Thẻ meta description quan trọng hơn nhiều so với các từ khoá tìm kiếm thông thường vì ý định của người tìm kiếm thường không rõ ràng và những người tìm kiếm khác nhau có thể có những động cơ khác nhau.
Tuân theo một số quy tắc sau khi viết thẻ meta description sẽ rất tốt để thu hút traffic tìm kiếm:
Luôn luôn miêu tả nội dung trung thực, trừ những nội dung bị cấm. Đừng cố tình lôi cuốn người tìm chỉ bằng các thẻ meta description trong khi nội dung không hoàn toàn thế. Điều này chỉ làm mất thương hiệu của bạn.
Hạn chế ký tự - hiện tại Goolge cho hiển thị lên tới 160 ký tự, Yahoo là 165 còn MSN lên tới 200. Hãy sử dụng mức thấp nhất của Google, tức là viết thẻ meta decription chỉ nên trong vòng 160 ký tự (bao gồm cả khoảng trống).
Viết càng “kêu” càng tốt, trong khi vẫn giữ được tính miêu tả của nó. Một thẻ meta description hoàn hảo cũng giống như một quảng cáo hoàn hảo – đó là tính hấp dẫn và mang thông tin.
Cũng như một quảng cáo, bạn có thể kiếm tra các thông tin hiển thị của thẻ meta description trên các trang tìm kiếm, nhưng bạn cũng nên thận trọng. Bạn cần mua từ khoá thông qua PPC để biết có bao nhiêu lần “ấn tượng” mà từ khoá đó nhận được trong một khoảng thời gian nhất định và có thể theo dõi CTR của bạn. 5- Khác với một quảng cáo, động cơ cho một click tìm kiếm tự nhiên thường rất khác so với động cơ của người dùng click vào những kết quả được trả tiền. Đừng cho rằng một chiến lược quảng cáo PPC thành công là do có thẻ meta description tốt hay ngược lại.
Bạn phải đảm bảo rằng, trên mỗi trang trong Website của bạn phải chứa những thẻ Meta Description có nội dung khác nhau.
Một thẻ Meta Description được viết tốt sẽ không phải là một câu hoàn chỉnh, mà nó chỉ liệt kê các thông tin liên quan đến trang đó. Bạn cũng nên tránh lặp lại các từ khóa, hay keyword stuffing.
Điều đặc biệt quan trọng là phải có những từ khoá của bạn trong thẻ meta này – những từ khoá này sẽ được bôi đậm bởi các công cụ tìm kiếm, qua đó tạo gây được chú ý hơn với nguời xem và tăng CTR cho trang của bạn.
Không phải lúc nào bạn cũng phải viết thẻ meta description. Mặc dù theo logic thông thường, sẽ tốt hơn nếu bạn viết một thẻ meta description để tự quảng bá nội dung của mình chứ không phải để các Search Engines rà soát trang của bạn rồi mới hiện thị nội dung. Tôi chỉ sử dụng quy luật này nếu trang của tôi đang hướng đến 1 – 3 cụm từ hay thuật ngữ tìm kiếm quan trọng, lúc này tôi sẽ sử dụng thẻ meta description để đánh vào người dùng muốn tìm kiếm những từ khoá đó. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác. Nếu bạn đang hướng đến những chuỗi từ khoá dài hay lượng traffic lớn hơn, ví dụ như với hàng trăm tiêu đề hay blog entries, hay thậm chí 1 catalog sản phẩm lớn thì đôi khi bạn cũng nên để các Search Engines tự chọn lọc những văn bản phù hợp. Lý do rất đơn giản, khi các Search Engines pull, chúng luôn luôn hiển thị những từ khoá (và các cụm từ xung quanh) mà người dùng tìm kiếm. Nếu bạn bắt 1 thẻ meta description làm việc, có thể bạn sẽ hạn chế độ phù hợp mà các Search Engines index một cách tự nhiên. Trong một số trường hợp, ta nên bỏ thẻ meta description, nhưng ko phải khi nào ta cũng sử dụng cách này.
0 comments:
Post a Comment