Nhạc Lí Dành Cho Guitar Đệm Hát

Nhiều người khi mới học nhạc thường có thắc mắc, gam Đô trưởng với hợp âm Đô trưởng có gì khác nhau. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi đó.

Bài viết này mình trình bày 3 vấn đề:

Đầu tiên chúng mình cùng thảo luận Gam là gì?

Sau đó bàn về cấu tạo hợp âm.
Cuối cùng là kết hợp 2 phần trên để hình thành các hợp âm trong một gam.

1. Gam là gì?

1.1. Các khái niệm cơ bản

Cung & nửa cung: là khoảng cách giữa hai âm thanh. Một cung tương ứng với 2 ngăn đàn, 1 nửa cung tương ứng với 1 ngăn đàn. Lưu ý là trong 7 nốt nhạc: C D E F G A B C thì chỉ có khoảng cách giữa B và C, E và F là nửa cung. Còn lại, khoảng cách giửa hai nốt liên tiếp bất kỳ luôn là 1 cung. Các bạn có thể quan sát rõ hơn ở hình dưới. Dấu V có nghĩa là 2 nốt có khoảng cách nửa cung.
Nhạc Lí Dành Cho Guitar Đệm Hát
Nhạc Lí Dành Cho Guitar Đệm Hát
Quãng: là khoảng cách giửa hai nốt nhạc. Ta có thể hiểu, từ nốt thứ nhất đến nốt thứ 2 có bao nhiêu nốt thì ta gọi là quãng mấy đó.
Ví dụ, trong hình dưới, Ô nhịp 1, khoảng cách giữa nốt fa và nốt đô là quãng 5; ô nhịp 2, khoảng cách giữa nốt la và nốt fa là quãng 3


Quan hệ giữa cung và quãng (cái này nói thêm để mọi người hiểu tính chất quãng và cung, ai mún soạn ca khúc thì nên biết): Có nhiều loại quãng và các loại Quãng đều có tính chất riêng của nó. Người ta dựa vào cung và nửa cung để phân loại quãng. Cụ thể như sau:

1.1.1. Quãng đúng
Là các quãng 4,5,8 được cấu tạo như sau:
quãng 4: có 2 cung và 1/2 cung
quãng 5: có 3 cung và 1/2 cung
quãng 8: có 5 cung và 1/2 cung và 1/2 cung

Ví dụ:
Đô và Fa là một quãng 4 đúng. Vì giữa Đô và Fa có 2 cung (Đô-Rê, Rê-Mi) và 1/2 cung (Mi-Fa)
Đô và Đố là một quãng 8 đúng. Vì giữa Đô và Đố có 5 cung (Đô-Rê, Rê-Mi, Fa-Sol, Sol-La, La-Si) và hai 1/2 cung (Mi-Fa, Si-Đô)

1.1.2. Quãng trưởng
Là các quãng 2,3,6,7 được cấu tạo như sau:
quãng 2: có 1 cung
quãng 3: có 2 cung
quãng 6: có 4 cung và 1/2 cung
quãng 7: có 5 cung và 1/2 cung

1.1.3. Quãng thứ
Là quãng trưởng trừ đi 1/2 cung
quãng 2: có 1/2 cung
quãng 3: có 1 cung và 1/2 cung
quãng 6: có 3 cung và 1/2 cung và 1/2 cung
quãng 7: có 4 cung và 1/2 cung và 1/2 cung

1.1.4. Tính chất các quãng
Quãng 2: có tính chất là quãng nghịch (dù là trưởng hay thứ). Khi mà một đoạn nhạc nào đó được tạo nên từ quãng 2 sẽ mang tính chất ủy mị, u ám, huyền bí,…

Quãng 3: Quãng 3 trưởng: mang tính vui tươi, trong sáng. Quãng 3 thứ: u buồn, miên mang, trầm uất…

Quãng 4: không buồn, không vui

Quãng 5: không buồn, không vui, hơi yếu đuối

Quãng 6: êm dịu, nhưng yếu đuối

Quãng 7: cứng cỏi, xao xuyến, chói

Quãng 8: là một quãng thuận hoàn toàn, có tính trang trọng, đầy đặn.

1.2. Cấu tạo Gam
Gam hay âm giai là một chuỗi các nốt nhạc nối tiếp nhau thêm một trật tự nào đó. Có hai loại Gam là Gam trưởng và Gam thứ.

Thường thì Gam trưởng tươi sáng, vui vẻ và Gam thứ mang tính u buồn, tối.

Tên của Gam chính là tên của nốt bắt đầu trong các nốt nhạc liên tiếp. Ví dụ Gam C thì nốt bắt đầu (đánh vị trí số I) là nốt C.

Người ta đánh dấu các bậc của âm giai như sau: nốt ở vị trí bắt đầu đánh số là I, nốt tiếp theo đánh là II, nốt tiếp theo là III… cứ thế đến bậc VIII. Các bạn xem hình minh họa để hiểu.

1.2.1. Cấu tạo gam trưởng
Là gam mà khoảng cách giữa các nốt giống như trong gam C trưởng. Tức là:
1 cung, 1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung, 1 cung, 1/2 cung (cũng có thể hiểu là gồm 1 quãng 3 trưởng và 1 quãng 6 trưởng)
Ví dụ:
Gam C: bắt đầu là nốt Đô: C, D, E, F, G, A, B, C.
ta thấy khoảng cách giữa các nốt đúng như trong công thức trên, tức là:
1 cung (C-D), 1 cung (D-E), 1/2 cung (E-F), 1 cung (F-G), 1 cung (G-A), 1 cung (A-B) và 1/2 cung (B-C)

Gam G: bắt đầu là nốt G: G, A, B, C, D, E, F#, G
ở đây xuất hiện F#. Lý do F phải thăng là để đảm bảo công thức trên:
1 cung (G-A), 1 cung (A-B), 1/2 cung (B-C), 1 cung (C-D), 1 cung (D-E), 1 cung (E-F#) và 1/2 cung (F#-G)

Gam D: bắt đầu là nốt D: D, E, F#, G, A, B, C#, D

Gam A: bắt đầu là nốt A: A, B, C#, D, E, F#, G#, A

Gam E: bắt đầu là nốt E: E, F#, G#, A, B, C#, D#, E

Để ý thấy gam nào có C# thì chắc chắn phải có F#, gam nào có G# thì chắc chắn phải có C#,F#. Gam nào có D# thì chắc chắn phải có F#,C#,G#. Như vậy, khi nhìn vào một bài nhạc viết ở giọng trưởng, mà nó có 1 dấu thăng thì ta nói ngay nó ở gam G, 2 dấu thăng thì ở gam D, 3 dấu thăng thì ở gam A, 4 dấu thăng thì ở gam E. (nên học thuộc lòng công thức này.)

1.2.2. Cấu tạo gam thứ
Là gam mà khoảng cách giữa các nốt giống như trong gam Am, nghĩa là:





1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung.
Ví dụ:
Gam Am: bắt đầu là nốt A: A, B, C, D ,E ,F, G, A
ta thấy thứ tự giống như công thức:
1 cung (A-B), 1/2 cung (B-C), 1 cung (C-D), 1 cung (D-E), 1/2 cung (E-F), 1 cung (F-G), 1 cung (G-A)

Gam Dm: bắt đầu là nốt D: D, E, F, G, A, Bb, C, D
ở đây xuất hiện Bb. Lý do có dấu giáng là để đảm bảo công thức trên:
1 cung (D-E), 1/2 cung (E-F), 1 cung (F-G), 1 cung (G-A), 1/2 cung (A-Bb), 1 cung (Bb-C), 1 cung (C-D)

Gam Gm: bắt đầu là nốt G: G, A, Bb, C, D, Eb, F, G

Gam Cm: bắt đầu là nốt C: C, D, Eb, F, G, Ab, Bb, C

gam Fm: bắt đầu là nốt F: F, G, Ab, Bb, C, Db, Eb, F

Để ý gam nào có Eb thì sẽ có Bb… Như vậy, khi nhìn vào bài nhạc ở giọng thứk, nếu có 1 dấu b thì nó ở gam Dm, 2 dấu b thì ở gam Gm, 3 dấu b thì ở gam Cm, 4 dấu b thì ở gam Fm. Nên học thuộc.

1.2.3. Quan hệ giữa gam trưởng và thứ trong cùng 1 bộ dấu hóaKhi nhìn vào 1 bài nhạc ở một bộ dấu hóa nào đó.
 Ví dụ dấu hóa có 1 nốt #. Theo phần trên thì ta biết ngay nó có thể ở giọng G trưởng. Vậy câu hỏi đặt ra là giọng thứ của nó là gì? Để tìm giọng thứ, bạn chỉ việc đếm từ giọng trưởng xuống 1 cung và 1/2 cung.
Ví dụ: giọng G trưởng đếm xuống 1 cung là F, đếm xuống 1/2 cung nữa là E. Vậy tương ứng của G là Em.

Tương tự, khi biết giọng thứ, ta đếm lên 1 cung và 1/2 cung sẽ được giọng trưởng tương ứng.
Ví dụ: giọng Gm. G đếm lên 1 cung là A, đếm thêm 1/2 cung nữa sẽ là A#. A# chính là Bb. Nên giọng trưởng tương ứng là Bb. (vì trong bộ khóa của gam thứ thường có dấu b nên ta quy nốt theo dấu b).

2. Cấu tạo hợp âm
Hợp âm là sự kết hợp các nốt theo chiều dọc và chiều ngang có quy luật.
Quy luật của hợp âm là 1+3+5+7+9+11+13.
Ví dụ: hợp âm C, ta lấy C làm bậc 1, đếm lên các nốt ở bậc 3(E) và 5(G): ta được hợp âm C. thêm nốt bậc 7(B) ta được hợp âm C7, thêm nốt bậc 9(D) ta được hợp âm C9…

Các loại hợp âm
Hợp âm trưởng: khi quãng 3 có 2 cung (quãng 3 là quãng 3 trưởng)
Ví dụ: hình thành hợp âm C trưởng. hợp âm C gồm các nốt ở 1,3,5 là C,E,G. Ta để ý nốt quãng 3 của C là E. E cách C 2 cung (C-D,D-E). Như vậy C trưởng gồm có C,E,G.

Hình thành hợp âm A trưởng. Hợp âm A gồm các nốt ở 1,3,5 là A,C,E. Ta thấy khoảng cách giữa C và A là 1 cung và 1/2 cung (A-B,B-C). Để hình thành hợp âm A trưởng, ta phải thăng nốt C lên để được khoảng cách 2 cung (A,C#,E). Do đó A trưởng gồm: A,C#,E

Hợp âm thứ: khi quãng 3 có 1 cung và 1/2 cung (quãng 3 là quãng 3 thứ)
VD: hình thành hợp âm Em. Hợp âm E gồm các nốt ở 1,3,5 là: E,G,B. Ta thầy khoảng cách giữa G và E là 1 cung và 1/2 cung. Vậy Em gồm: E,G,B.

hình thành hợp âm Gm. Hợp âm G gồm các nốt ở 1,3,5 là: G,B,D. Ta thấy khoảng cách giữa B và G là 2 cung. Để hình thành G thứ, ta phải giảm B xuống 1/2 cung để khoảng cách giữa Bb và G là 1 cung và 1/2 cung (G-A, A-Bb).

Tính chất quãng 5
Quãng 5 đúng có 3 cung và 1/2 cung.
Ví dụ hợp âm C trưởng đúng. Hợp âm C gồm các nốt: C,E,G. Ta thấy khoảng cách giữa G và C là 3 cung và 1/2 cung (D-E,D-E,F-G và E-F). Nên hợp âm C trưởng đúng gồm các nốt C,E,G.
hình thành hợp âm Am đúng: Hợp âm Am gồm các nốt: A,C,E. Ta thấy khoảng cách giữa E và A là 3 cung và 1/2 cung nên hợp âm Am đúng gồm các nốt A,C,E.
Quãng 5 tăng (sus): có 4 cung.
Ví dụ: hình thành hợp âm Gsus hay G+5. Hợp âm G gồm các nốt: G,B,D. Ta thấy khoảng cách giữa D và G là cung và 1/2 cung nên phải tăng D lên nửa cung để khoảng cách giữa D và G là 4 cung. Vậy hợp âm Gsus gồm các nốt: G,B,D#.
(Lưu ý, hợp âm sus thường gặp ở trưởng. Tức là ta sẽ thường gặp: Gsus, Asus… chứ rất hiếm gặp Gmsus, Amsus…)
Quãng 5 giảm (dim): có 3 cung.
Ví dụ,hợp âm Bmdim (Bm-5) gồm các nốt: B,D,F.
Quãng 7
Quãng 7 tăng có 5 cung và 1/2 cung
Ví dụ: hơp âm G+7 gồm các nốt: G,B,D,F#
Quãng 7 giảm có 5 cung
Ví dụ hợp âm G-7 hay G7 gồm các nốt: G,B,D,F.

3. Hình thành hợp âm trong từng gam
Trên kia ta đã tìm hiểu về gam và hợp âm. Giờ ta sẽ kết hợp để tìm hợp âm trong các gam.
Ví dụ: gam Am. Các bậc trong Gam này như sau:
I II III IV V VI VII VIII
A B C D E F G A

Hợp âm ở bậc I là hợp âm A (có nốt A bắt đầu). Ta thấy hợp âm A trong gam Am gồm các nốt A,C,E (bậc 1,3,5 đối với A). Khoảng cách giữa C và A là 1 cung và 1/2 cung, khoảng cách giữa E và A là 3 cung và 1/2 cung nên hợp âm A sẽ là hợp âm Am.

Hợp âm ở bậc II là hợp âm B (có nốt B bắt đầu). Ta thấy hợp âm B trong gam Am gồm các nốt B, D, F (bậc 1,3,5 đối với B). Ta thấy khoảng cách giữa D và B là 1 cung và 1/2 cung, khoảng cách giữa F và B là 3 cung nên hợp âm B sẽ là hợp âm Bmdim.
Hợp âm ở bậc III là hợp âm C. Ta thấy hợp âm C trong gam Am gồm các nốt C,E,G. Đây là hợp âm C trưởng.
Hợp âm ở bậc IV là hợp âm D. Ta thấy hợp âm D trong gam Am gồm các nốt: D,F,A Đầy là hợp âm Dm.
Hợp âm ở bậc V là hợp âm E. Ta thấy hợp âm E trong gam Am gồm các nốt: E,G,B. Đây là hợp âm Em.
Hợp âm ở bậc VI là F. F trong gam Am gồm các nốt: F,A,C. Đây là hợp âm F trưởng.
Hợp âm ở bậc VII là G. G trong gam Am gồm các nốt: G,B,D. Đây là hợp âm G trưởng.

Tuy nhiên, để tạo mục đích nghệ thuật, hợp âm ở bậc 5 thường dùng hợp âm 7 của âm giai thứ hòa âm (mình sẽ nói sau). Nên nó sẽ là hợp âm trưởng 7. Tức là hợp âm E7.

Tương tự, gam Em. Gam này gồm các nốt:
I II III IV V VI VII VIII
E F# G A B C D E

Hợp âm ở bậc I gồm các nốt: E,G,B. Đây là Em
Hợp âm ở bậc II gồm các nốt: F#,A,C. Đây là hợp âm F#mdim
Hợp âm ở bậc III gồm các nốt: G,B,D. Đây là G trưởng.
Hợp âm bậc IV là: Am (A,C,E)
Bậc V là B7 (lý giải tương tự ở trên)
Bậc VI là C (C,E,G)
Bậc VII là: D (D,F#,A)

Tổng hợp lại, hợp âm của gam thứ có tính chất như sau:
bậc I,IV, là thứ
bậc V là 7
bậc II là thứ dim
bậc III,VI,VII là trưởng.

Làm tương tự với hợp âm trưởng, ta có:
bậc I, IV: là trưởng
bậc V là 7
bậc VII là thứ dim
bậc II,III,VI là thứ

”Tuy nhiên, để tạo mục đích nghệ thuật, hợp âm ở bậc 5 thường dùng hợp âm 7 của âm giai thứ hòa âm (mình sẽ nói sau). Nên nó sẽ là hợp âm trưởng 7. Tức là hợp âm E7.”

với cả nếu mình không nhầm thì E7 không phải là hợp âm trưởng 7 đâu,hợp âm Mi trưởng 7 kí hiệu là Emaj7 thì fải,có nốt D# chứ không fải là D.
Theo cách hiểu của mình, đối vs các hợp âm hình thành từ việc chồng lần lượt từng quãng 3 lên thì:
Trưởng + thứ = hợp âm trưởng
Trưởng + thứ + trưởng = hợp âm 7 trưởng
Trưởng + thứ +thứ = hợp âm 7

Thứ + trưởng = hợp âm thứ
Thứ + Trưởng + thứ =hợp âm 7 thứ

Trưởng + trưởng = hợp âm tăng
thứ + thứ = hợp âm giảm

Hợp âm E7 và Emaj7 về bản chất đều là hợp âm trưởng hết đó bạn. Vì tính chất trưởng, thứ được quy định bởi quãng 3. Các hợp âm này đều có quãng 3 trưởng cả (E – G#). Hợp âm Emaj7 chính là hợp âm E7+ hay E7 tăng đó (vì khoảng cách D# tới E là 5 cung và 1/2 cung).

Còn âm giai hòa âm là các loại âm giai do người ta đặt ra để làm tăng tính nghệ thuật cho âm nhạc, có nhiều loại hòa âm lắm, nhưng mà 2 loại chính sau đây là phổ biến nhất.

Âm giai trưởng hòa âm: nó tương tự âm giai trưởng tự nhiên, nhưng nốt ở bậc Vi bị giảm đi 1/2 cung.
Ví dụ âm giai đô trưởng nốt ở bậc Vi là nốt A thì trong âm giai hòa âm là Ab.

Âm giai thứ hòa âm: nó tương tự như âm gia thứ tự nhiên, nhưng nốt ở bậc Vii được nâng lên 1/2 cung.
Ví dụ âm giai la thứ có nốt ở bậc Vii là G thì trong âm giai hòa âm là G#.

0 comments:

Post a Comment