• This is Slide 1 Title

    This is slide 1 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

  • This is Slide 2 Title

    This is slide 2 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

  • This is Slide 3 Title

    This is slide 3 description. Go to Edit HTML and replace these sentences with your own words.

5 LỖI NGHIÊM TRỌNG VÀ DỄ " DÍNH " TRONG KINH DOANH AI CŨNG CẦN BIẾT

Ai LƯỜI ĐỌC không nên đọc tiếp vì bài này cực kì dài. Có LÝ LUẬN và có THỰC TIỄN trải nghiệm vì không thể thiếu bất kì yếu tố nào

Mấy ngày gần đây mình có cơ hội được tư vấn và tìm xưởng sản xuất tại Trung Quốc MIỄN PHÍ cho rất nhiều bạn chuẩn bị kinh doanh, đang kinh doanh và đã kinh doanh một thời gian dài và nhận thấy rằng các bạn đã mắc quá nhiều lỗi nghiêm trọng dẫn đến kinh doanh thất bại. 
Điều này thực ra rất dễ hiểu thôi vì thậm chí các cao thủ nhập hàng hay cao thủ về Marketing đều bị dính ( Cao thủ nhập hàng toi vì cái gì cũng thích nhập mà không biết thị trường có nhu cầu hay không và không biết tìm khách hàng còn cao thủ marketing chết vì nghĩ rằng mình giỏi bán hàng thế thì mặt hàng nào chả bán được ) . 

Thực ra để kinh doanh tốt bạn cần phải am hiểu về cả hai yếu tố quan trọng đó, ngoài ra còn hai yếu tố cực kì quan trọng khác đó là sự nhạy cảm của bạn đối với thị trường ( yếu tố này do tố chất và do trải nghiệm ), yếu tố quan trọng cuối cùng đó là những MÁNH KHOÉ trong kinh doanh. Cả 4 yếu tố này đều quan trọng và Tuấn đánh giá cả 4 yếu tố đều ngang nhau vì thực ra 1 thay đổi rất nhỏ thôi cũng đủ để bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh. 

5 lỗi nghiêm trọng trong kinh doanh
5 lỗi nghiêm trọng trong kinh doanh

Trải qua 6 năm tự kinh doanh và mình cũng bị dính tương đối nhiều phốt nên sau khi tầm sư học đạo và thực tiễn từ công việc kinh doanh mình rút ra được nhiều bài học xương máu nên bâyh giờ không bị mắc phải những lỗi đó nữa. Những lỗi này thực sự nghiêm trọng và rất dễ dẫn đến kinh doanh thất bại, sở dĩ mình ko bị thiệt hại nặng nề vì đối thủ trong ngành hàng của mình yếu và họ còn mắc nhiều lỗi hơn mình. 

Vì vậy, để KINH DOANH THÀNH CÔNG các bạn phải học rất nhiều, học từ các khoá đào tạo về Marketing và quan trọng nhất là học từ những người đã kinh doanh sản phẩm cụ thể ( ko phải sản phẩm là các khoá học ) vì đa số những người đi dạy đều không kinh doanh và sản phẩm của họ chính là các khoá đào tạo. Tất nhiên, có những trường hợp ngoại lệ tuy nhiên vẫn mang nặng về kiến thức nhiều hơn thực tế. Phần lý luận coi như xong vì định nói nhiều hơn nhưng sợ dài nên sẽ đi vào phần thực tiễn luôn. 

LỖI THỨ NHẤT: KHÔNG BIẾT KINH DOANH SẢN PHẨM GÌ HOẶC KINH DOANH NHỮNG SẢN PHẨM MÀ THỊ TRƯỜNG ĐÃ QUÁ NHIỀU.

 ( Xin nhấn mạnh việc chọn mặt hàng gì để kinh doanh là QUAN TRỌNG NHẤT và nó ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến kết quả của hoạt động kinh doanh) Có rất nhiều bạn hỏi mình về mặt hàng để đi kinh doanh vì thực sự là em không biết kinh doanh gì sau quá nhiều thất bại rồi. Muốn kinh doanh thì phải bán sản phẩm, vì vậy việc đầu tiên và quan trọng nhất phải là lựa chọn mặt hàng để kinh doanh chứ không phải là bất kì yếu tố nào khác. Sản phẩm thị trường không cần hoặc thi trường đang đầy đối thủ rồi nên bạn chọn sai sản phẩm thì chuyện kinh doanh thất bại cũng là điều rất dễ hiểu. 

Vì vậy để kinh doanh tốt bạn cần lựa chọn sản phẩm mà thị trường sẽ cần trong 1 thời gian dài ( nếu xác định là mặt hàng chính ) và những sản phẩm HOT, sản phẩm trong THỊ TRƯỜNG NGÁCH và sản phẩm mùa vụ. Những sản phẩm rất HOT và bạn là người đi đầu thì đôi khi bạn không cần phải quảng cáo khách hàng cũng sẽ tự tìm đến bạn để nộp tiền. Lúc đó vị thế của bạn mới là THƯỢNG ĐẾ chứ không phải khách hàng. Khách hàng đôi khi phải NĂN NỈ để được mua hàng. Bán hàng cho khách mà vị thế của mình cao hơn của khách hàng thì bạn nói gì thì khách hàng cũng nghe chứ ko phải chào mời đủ kiểu nữa. Kinh doanh những sản phẩm như vậy bạn có thấy SƯỚNG không? Vì vậy hãy lựa chọn mặt hàng thật tốt trước khi có ý định kinh doanh để bạn được SƯỚNG như thế. 
   
Tuy nhiên cho dù vị thế của bạn đến đâu thì bạn vẫn phải tôn trọng khách hàng vì dù sao người ta cũng là người trả tiền cho sản phẩm của bạn. Đừng coi thường khách và cũng đừng nên SỢ khách. (Đoạn này edit thêm do có 1 bài viết chuyên sâu về tìm mặt hàng để kinh doanh bội thu post lên nhưng bị xoá nhầm.) Qua quá trình 2 năm làm thuê và 6 năm tự kinh doanh thì mình có 1 lời khuyên từ chính thực tế mình đã trải qua là hãy kinh doanh doanh sản phẩm của thị trường ngách. Đó là sản phẩm DỄ BÁN NHẤT, ÍT RỦI RO NHẤT, ÍT ĐỐI THỦ NHẤT NHƯNG LẠI LÃI NHIỀU NHẤT. 

Vì vậy các bạn hãy cố gắng tìm được sản phẩm trong thị trường ngách của dòng sản phẩm mà mình đang muốn kinh doanh. Sản phẩm Hot rồi cũng qua đi, sản phẩm mùa vụ thì có thể nhiều đối thủ làm nên nếu thực sự bạn sợ mạo hiểm, không dày vốn và chưa có kinh nghiệm chinh chiến thì sản phẩm trong thị trường ngách sẽ mang lại AN TOÀN và BỘI THU cho bạn. 

LỖI THỨ HAI: KHÔNG NGHIÊN CỨU VỀ CHU KÌ SỐNG CỦA SẢN PHẨM. 

Mỗi sản phẩm nó đều có một chu kỳ sống nhất định và bạn cần biết về chu kỳ sống của sản phẩm đó qua các số liệu thống kê của GOOGLE cũng như sự nhạy cảm của cá nhân bạn đối với thị trường sản phẩm đó. Nếu bạn có được 2 yếu tố này thì chắc chắn bạn sẽ không bị ĐỨT GÁNH GIỮA ĐƯỜNG. Kinh doanh sản phẩm nào thì cũng cần để ý xem vào tháng mấy thì nhu cầu sản phẩm tăng để lên kế hoạch nhập nhiều hàng và tháng mấy thì nhu cầu xuống để tránh bị hàng tồn. Không có hàng để bán thì LÃI ÍT mà hàng tồn nhiều thì DỄ LỖ. Vì vậy phải nắm chắc chắn biểu đồ chu kỳ sống của sản phẩm mà bạn định hoặc đang kinh doanh để điều chỉnh lượng hàng cũng như có quyết định gia nhập thị trường sản phẩm đó hay không. Nếu biểu đồ nó đang đi xuống và xu hướng còn xuống nữa thì không nên bắt đầu với 1 sản phẩm như vậy. 

LỖI THỨ BA: KHÔNG AM HIỂU VỀ MARKETING. 

Bạn có một sản phẩm tốt, rẻ, thị trường đang cần nhưng bạn không biết quảng cáo để sản phẩm có thể tiếp cận đến khách hàng của bạn thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Mấy ngày vừa rồi mấy bạn đến gặp mình để Order vì đã chọn được sản phẩm ưng ý sau khi được tư vấn rồi nhưng bị dính ngay lỗi thứ hai và thứ ba nên lại phải tiếp tục đào tạo FREE thêm không thì chắc chắn các bạn cũng lại thất bại mặc dù sản phẩm quá tuyệt vời rồi. 

Kiến thức về Marketing thì rất rộng nên các bạn có thể tập trung bán hàng trên kênh FB có lẽ sẽ tốt hơn nhiều. Bán hàng trên FB cực kì hiệu quả, giá quảng cáo cũng rẻ nếu bạn viết Content tốt, hình ảnh hấp dẫn và Target đúng đối tượng. Nói chung là mình khuyến khích các bạn nên chạy quảng cáo chứ đừng suốt ngày mất công rải link trên các Group. Bản thân mình cũng toàn chạy quảng cáo chứ cũng chẳng bao giờ đăng bài lên các Group hay phải đi vào các Page của đối thủ để cướp khách. Nói chung các bạn kinh doanh thì nên có LƯƠNG TÂM vì có thể bạn cướp của họ hôm nay nhưng ngày mai thì bạn NO ĐÒN. Các bài viết về chạy quảng cáo trên FB cũng đầy rẫy để các bạn có thể học hỏi còn nếu có điều kiện hơn thì có thể tham gia các khoá đào tạo về FB tuy nhiên nên chọn chỗ nào UY TÍN mà học. Những kiến thức này các bạn cũng có thể tự học được vì thực ra nó cũng ĐƠN GIẢN chứ không hề phức tạp như bạn tưởng tượng. Chưa bắt đầu mà kêu KHÓ thì tốt nhất ngừng luôn việc kinh doanh đi cho lành. 

LỖI THỨ TƯ: KHÔNG BIẾT BÁN HÀNG. 

Sau khi thoả mãn hết những yếu tố bên trên rồi và khách hàng đã tìm đến bạn rồi và chỉ cần bạn CHỐT HẠ nữa thôi. Nếu bạn đánh trúng ĐIỂM YẾU thì khách hàng sẽ bị hạ gục còn nếu bạn không tìm ra được ĐIỂM YẾU thì bạn đã bị lãng phí chi phí dành cho quảng cáo, lãng phí công sức mà bạn gây dựng bấy lâu. Vậy ĐIỂM YẾU mà Tuấn nói ở đây là gì? Khách hàng của bạn mua hàng của bạn vì lí do gì, bạn thoả mãn được cho họ những gì, lợi ích sản phẩm của bạn ra sao ... Ví dụ luôn cho dễ hiểu nhé: Giả sử bạn bán mặt hàng đồ đi biển cho nữ độ tuổi từ 18 đến 25. Nữ giới trong độ tuổi này có mong muốn gì ở sản phẩm mà bạn định mua. - Ảnh thật sản phẩm - Hợp mốt. - Không đụng hàng. - Giải quyết được khó khăn khi mặc đồ vì ngại hở hang. - Có giảm giá hay khuyến mại gì không? - Mặc vào thì đẹp thế nào, có đẹp như hotgirl không? - Chất lượng sản phẩm thế nào, có y hình không? - Shop có cam kết gì không? Khách hàng của bạn mong muốn thế thì bài quảng cáo bán sản phẩm của bạn, bạn phải nói về những yếu tố này, sản phẩm của bạn phải thoả mãn được những mong muốn của khách hàng rồi tạo khan hiếm về số lượng, thời gian ... Nói về bán hàng thì nó rất dài và mình sẽ có 1 bài riêng để viết về nghệ thuật bán hàng, các mánh khoé trong bán hàng, mánh khoé trong thuyết phục khách hàng để bán hàng mà không phải GẠ GẪM. 

LỖI THỨ NĂM: SHOP KHÔNG UY TÍN VÀ KHÔNG CÓ THƯƠNG HIỆU. 

Thời điểm này khách hàng đã quá quen với việc bị lừa đảo của các Shop bán hàng KHÔNG UY TÍN nên luôn luôn trong trạng thái nghi ngờ và không dễ dàng gì để rơi tiền, không dễ dàng gì để lại bị lừa một lần nữa. Vì vậy bạn hãy cố gắng xây dựng Shop của mình thành một thương hiệu có uy tín để khách hàng tin tưởng. Và như một thói quen trong thế giới đầy rẫy sự lừa đảo họ sẽ chia sẻ với bạn bè của họ về một nơi bán hàng THẬT, 1 SHOP UY TÍN. Cứ người này qua người khác và Shop của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn mà không mất thêm bất kì một chi phí nào cho quảng cáo. Marketing truyền miệng, marketing lan truyền là hình thức Marketing tuyệt vời nhất và bạn hãy cố gắng xây dựng thương hiệu cho Shop của mình. Hãy cố gắng kinh doanh ĐÀNG HOÀNG VÀ UY TÍN. Mình không biết gì mấy về THƯƠNG HIỆU nên không chia sẻ thêm về vấn đề này. Tháng sau sau khi học xong sẽ chia sẻ tiếp. 

Hnay mình cao hứng lên thì viết chứ cũng chả có kế hoạch sẽ viết bài này hay chuẩn bị ra sao nên nếu mình thấy cần thêm yếu tố nào thì mình sẽ bổ sung thêm. Người làm việc không có kế hoạch nó khổ thế đấy. ĐIỂM MẠNH của mình là nhập hàng và bán hàng nên các bài viết chia sẻ của mình sẽ chỉ tập trung về 2 mảng đó thôi. Những thứ khác như thương hiệu, nghệ thuật quản trị, xây dựng hệ thống, quản lý tiền bạc, quy luật của dòng tiền mình không có kinh nghiệm nên không chia sẻ gì thê. Sau khi tầm sư học đạo thành công sẽ lại chia sẻ tiếp. 

Quy trình viết content chuẩn SEO dễ nhất 2016

Có quá nhiều quy trình bạn có thể tìm kiếm trên Google. Nhưng lựa chọn cách nào? Ứng dụng chúng ra sao? Quy trình đó có luôn đúng không ? Thôi thì tôi sẽ giúp bạn tổng hợp chúng ở đây. Không còn gì dễ hơn nữa đâu. Nên nếu có dài, gắng mà đọc! Đọc rồi thấy hay thì đừng ngại share nhé!

Vì sao quy trình tôi đưa ra là dễ nhất 2016?
Bởi thứ nhất, tôi tổng hợp quy trình này dựa trên rất nhiều quy trình trước đó đã được các chuyên gia đưa ra. Nên đây là một quy trình tổng hợp và cập nhật nhất đến thời điểm này.

Thứ hai, tôi nêu ra Quy trình 7 bước với từng bước được diễn giải một cách ngắn gọn, không lan man.

Cuối cùng, tôi sẽ giúp bạn nhớ Quy trình 7 bước này DỄ NHƯ ĂN CHÁO bằng hình ảnh sau:
Quy trinh viet content chuan SEO
Quy trinh viet content chuan SEO 
Vậy là Quy trình 7 bước để chúng ta có một content chuẩn SEO nằm gọn trong một câu: TÔI KHÔNG SEO CHUẨN TÔI CHẾT LIỀN.

Giờ chúng ta sẽ đi vào từng từ trong câu đó để hiểu rõ Quy trình 7 bước này nhé.

Bước 1: Tôi = T = Topic = Chọn Chủ đề bài viết
Bước đầu tiên trong việc viết bài là xác định chủ đề cho bài viết, chính là yếu tố W đầu tiên trong quy tắc 5W 1H tức là What – viết về cái gì. Nếu ngay cả viết cái gì bạn cũng không biết thì thôi đừng viết nữa, mất công.

Nhưng nếu vẫn chưa ra chủ đề mà vẫn muốn viết, phải viết thì công cụ Google Trends sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn trong việc này. Công cụ này sẽ đưa ra cho các bạn những xu hướng đang được người sử dụng quan tâm và thực hiện tìm kiếm nhiều nhất. Nếu cảm thấy công cụ này quá rộng thì bạn có thể sử dụng Google Keyword Planner để theo dõi diễn biến của từ khóa mà bạn hướng tới có chiều hướng phát triển như thế nào trong tương lai để lựa chọn ra chủ đề phù hợp nhất.

Và rõ ràng mục tiêu tối thượng khi làm SEO chính là bạn muốn content của bạn được lên top nhanh nhất. Vậy bạn cũng nên tìm kiếm những chủ đề độc đáo, chưa được nhiều người khai thác nhưng đang có xu hướng phát triển bởi rõ ràng là viết về một chủ đề đã có quá nhiều người sử dụng trước đó thì content của bạn khó có thể cạnh tranh và lên top một cách nhanh chóng được.

Chốt lại, nên nhớ rằng hãy chọn chủ đề đang hoặc sẽ được nhiều người quan tâm, mở rộng nó theo một chiều hướng đang phát triển nhưng chưa có nhiều người sử dụng và hãy chắc chắn là bạn có khả năng viết tốt về vấn đề đó.

Bước 2: Không = K = Keyword = Nghiên cứu từ khóa
Để Google dễ index khi người dùng tìm kiếm, bạn sẽ là một SEO thất bại nếu như không biết lựa chọn từ khóa hoặc cụm từ khóa mà người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm khi quan tâm đến content mà bạn muốn viết. Bạn nên lưu ý rằng hiện người dùng ngày càng thông mình hơn trong việc tìm kiếm các từ khóa.

Nói đơn giản hơn là hầu như khách hàng sẽ không sử dụng những từ khóa ngắn quá chung chung khi tìm kiếm mà họ tập trung vào những từ khóa dài và hướng tới mục đích tìm kiếm cụ thể hơn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì không ai lại lên Google gõ “nghe nhac”, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc “nghe nhac hot”, “nghe nhac online”… Vì vậy nếu bạn đang cố gắng tập trung vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.

Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết cả những từ khóa phụ nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ cho từ khóa chính.

Bước 3: Seo = S = Structure = Dựng khung sườn, cấu trúc cho bài viết
Công việc này thì chẳng ai còn xa lạ trong nghiệp viết nhỉ? Nó dễ dàng như việc bạn ăn thức ăn nhưng ăn làm sao cho ngon, cho chuẩn với dạ dày thì lại phải có trình tự: món khai vị, món chính, món tráng miệng khi bạn dự tiệc vậy.

Tóm lại là 1 content chuẩn SEO cần phải có 3 phần: Mở bài + Thân bài + Kết luận.

Lên bố cục có vẻ là công việc nhàm chán nhưng đó chính là cách để bài viết của bạn trở nên mạch lạc, dễ đọc dễ hiểu đối với người đọc cũng như dễ viết và bám sát theo chủ đề đối với người viết là bạn hơn. Xây dựng một cấu trúc tốt còn giúp phân tách bài viết ra từng phần nhỏ hơn, giúp độc giả chỉ cần lướt qua các đầu mục để có được cái nhìn tổng quan, từ đó hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà bạn muốn truyền tải. Nên là dù có chán, phải cố mà làm!

Bước 4: Chuẩn = C = Content = Viết nội dung

Có chủ đề, có khung sườn, có từ khóa rồi, viết thôi! Nhưng không đơn giản như viết văn, bỏ qua vấn đề lay động cảm xúc đi thì ngoài câu chữ mượt mà, đúng chủ đề, viết content để SEO còn phải “chuẩn”. Có một kinh nghiệm nhỏ nhưng lại khá quan trọng mà mình nhận ra trong quá trình viết content. Khi bắt tay vào việc viết bài hãy bỏ những từ khóa mà bạn chọn trước đó sang một bên, viết bài một cách tự nhiên và phóng khoáng nhất có thể. Đừng bó bài viết theo những từ khóa khiến chúng trở nên mất tự nhiên và gây phản cảm cho người đọc, khiến có cảm giác như bạn đang gượng ép câu văn.

Sau khi viết xong, hãy quay trở lại và sửa lại những vị trí mà có thể đặt từ khóa một cách hợp lý. Việc này giúp bạn viết thoải mái hơn, nội dung được tập trung cũng như quản lý được chính xác số lượng từ khóa bạn muốn đưa vào bài viết. Yếu tố “chuẩn” là mục đích của bạn nhưng không phải nằm ở bước này mà nằm ở cuối chặng đường khi bạn đi qua đủ 7 bước mình đang nói đến để viết content chuẩn SEO.

Bước 5: Tôi = T = Title = Tối ưu tiêu đề
Một ca sĩ có ngoại hình đẹp, giọng hát hay thì còn cần một cái tên xứng đáng nữa. Tiêu đề bài viết cũng vậy. Thông qua tiêu đề mà độc giả có thể đoán nhận một phần content mà bài viết bạn hướng tới. Nên có thể nói, tiêu đề cũng như là bộ mặt của bài viết khi hiện trên trang tìm kiếm Google vậy. Nên nếu bạn không chau chuốt nó, tội cho bài viết của bạn.

Bước 6: Chết = C = Check = Kiểm tra
Như mình đã nói ở phần trước, khi viết xong content thì bạn cần kiểm tra lại bài viết thêm 1 lần nữa. Ngoài việc rà soát những lỗi chính tả mà bạn có thể gặp phải thì bạn cũng nên sửa lại và chèn thêm các từ khóa vào bên trong nội dung một cách hợp lý. Nên nhớ rằng thời đại mà từ khóa có mặt ở khắp mọi nơi đã thực sự kết thúc. Chính bởi vậy, ngay từ ban đầu mình đã lưu ý bạn nên chọn nhiều từ khóa, trong đó có 1 từ khóa chính và nhiều từ khóa phụ để làm phong phú hơn cho bài viết của bạn cũng như là một cách khéo léo để bạn không bị rơi vào trường hợp Spam từ khóa cổ lỗ sĩ.

Bước 7: Liền = L = Link = Tăng độ phổ biến cho bài viết bằng link bài
Viết xong rồi, kiểm tra kỹ bài rồi, xong chưa nhỉ? Không up bài thì ai biết bài bạn mà đòi SEO. Đùa vậy thôi nhưng cũng đừng ngây thơ mà nghĩ rằng bạn đăng bài viết lên là ngay lập tức có thể đạt được thứ hạng cao nhất. Muốn đạt được điều đó thì bạn phải làm qua bước 7 này để tăng tốc thời gian mà bài viết được index. Nếu các bài viết càng được index sớm thì bài viết đó sẽ càng được sớm hiển thị lên kết quả trả về khi Google tìm đến những từ khóa liên quan đến bài viết. Bạn có thể tham khảo một số cách sau: 
Đăng ký link bài viết đó với Google https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url
Đưa link bài viết mà chúng ta vừa viết xong vào Sitemap http://www.xml-sitemaps.com
Ping link bài viết của chúng ta lên các website khác, bạn có thể dùng qua trang Pingfarm.com
Post link lên các trang mạng xã hội Facebook, google+ hoặc twitter…để có được những lượt view, share hay bình luận từ độc giả. Bạn cũng có thể kêu gọi bạn bè vào comment, chém gió để tăng độ uy tín cho bài viết. 

Vậy 7 bước cơ bản nhất, dễ nhớ nhất 2016 để chúng ta có thể viết content chuẩn SEO đó là: 
B1: Chọn chủ đề bài viết (Topic) 
B2: Nghiên cứu từ khóa (Keyword) 
B3: Dựng khung sườn, cấu trúc cho bài viết (Structure) 
B4: Viết nội dung (Content) 
B5: Tối ưu tiêu đề (Title) 
B6: Kiểm tra (Check) 
B7: Tăng độ phổ biến cho bài viết bằng link bài (Link) 

Đã có rất nhiều người áp dụng Quy trình này thành công và không-thể-quên-nổi. Còn bạn thì sao ?

xây dựng nội dung chuẩn và hiệu quả cho website bán hàng trực tuyến

Sau khi tao web mien phi  việc cần thiết là bạn phải xây dựng nội dung cho web thật chuẩn.
Viết bài như thế nào cho web để thu hút được nhiều khách hàng chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây:

1. Có một dàn ý cụ thể và thống nhất trước khi viết
Nếu dành thời gian xây dựng dàn ý cho tất cả các bài viết mô tả sản phẩm trước khi bắt tay vào viết bài, bạn sẽ tiết kiệm thời gian viết, đồng thời truyền tải những thông tin cần thiết đến khách hàng một cách rõ ràng và có hệ thống hơn.

Dàn ý cụ thể được vạch ra dựa trên những yếu tố thông tin mà khách hàng quan tâm. Sau đây là một ví dụ về một dàn ý bài viết phổ biến:

Mô tả chung;
Đặc điểm kỹ thuật, các thông số;
Các lợi ích khi sử dụng sản phẩm;
Các ưu đãi, khuyến mại.

Hãy cung cấp thông tin thật đầy đủ cho khách hàng của mình nhé!

2. Chú ý nguyên tắc K.I.S.S
Bài viết mô tả sản phẩm trên web bán hàng online không cần thiết phải quá dài nhưng chắc chắn phải cung cấp đầy đủ những thông tin mà khách hàng quan tâm. Và một trong những nguyên tắc mà bạn cần chú ý khi viết là nguyên tắc K.I.S.S – Keep It Short and Simple, tức là Viết ngắn và đơn giản. Vì đa số chúng ta không phải là những tay viết chuyên nghiệp nên sẽ rất mất thời gian và không hiệu quả nếu chúng ta viết lan man, không rõ ràng.

Hơn nữa, không nhiều khách hàng kiên nhẫn đọc nếu bài viết quá dài. Do vậy, hãy nhớ viết thật ngắn và thật đơn giản. Keep It Short and Simple.
K.I.S.S – Nguyên tắc không thể thiếu khi viết thông tin mô tả sản phẩm
3. Kết hợp hình ảnh trong bài viết
Một bài viết mô tả sản phẩm có thể trở nên rất đơn điệu và kém thu hút nếu thiếu hình ảnh minh họa. Hình ảnh sẽ giúp cho khách hàng có hình dung rõ hơn về sản phẩm. Ở các thành phần khách của website bạn đã chèn hình ảnh về sản phẩm rồi. Tuy vậy, trong bài viết mô tả sản phẩm nếu bạn có thể kết hợp các hình ảnh với những thông tin liên quan thì khách hàng sẽ thêm phần bị thuyết phục.

Và một trong những điểm bạn cần chú ý khi chèn hình ảnh trong phần mô tả sản phẩm:

Hình ảnh phải có chất lượng và kích thước phù hợp với bố cục chung
Hình ảnh phải liên quan đến bài viết
Không sử dụng hình ảnh từ internet, luôn luôn sử dụng ảnh thật của sản phẩm

Khi chèn hình ảnh, bạn cũng đừng quên viết dòng chú thích hình ảnh có tính thu hút và thể hiện đúng nội dung của ảnh.

4. Tham khảo những trang web bán hàng lớn về cách viết
Những trang web bán hàng lớn có một đội ngũ bao gồm nhiều nhân viên có khả năng viết tốt xây dựng nội dung. Do đó, bạn có thể thông qua những trang web này để học hỏi cách viết mô tả sản phẩm của họ.

Thông qua quan sát, bạn sẽ học hỏi được bố cục dàn ý của bài viết, cách hành văn, ngôn ngữ được sử dụng, v.v.v… để áp dụng hợp lý cho các sản phẩm của bạn.

5. Xem kỹ bài viết trước khi đăng tải
Nhiều người ít khi có thói quen kiểm tra kỹ bài viết trước khi đăng bài. Họ cho rằng trong quá trình viết từng đoạn, từng câu, họ đã để ý kỹ lưỡng không để xảy ra sai sót gì. Tuy nhiên, chắc chắn thật khó để có được một bài viết có tính nhất quán trước sau, lời lẽ, cách hành văn trơn tru nếu bạn bỏ qua công đoạn “soát bài”. Kiểm tra bài trước khi đăng tải càng kỹ càng bao nhiêu, bạn sẽ tránh được nhiều sai sót bấy nhiêu.

Một số lợi ích của việc kiểm tra kỹ lại bài viết trước khi đăng tải:

Loại bỏ các lỗi chính tả, ngữ pháp, câu cú
Chỉnh sửa lại cách diễn đạt cho thu hút hơn
Rút ngắn những phần quá dài và loại bỏ những thông tin thừa giúp bài viết ngắn gọn và súc tích hơn.

Chúc bạn thành công với những chia sẻ trên đây!

Làm quen với thiết kế Material Design trên Android Lollipop

Bạn có thể đã nghe nói về thiết kế Material Design được giới thiệu trong phiên bản Android Lollipop. Trong Material Design rất nhiều điều mới đã được giới thiệu như Material Theme, các widget mới, và hình ảnh động tùy chỉnh. Nếu bạn chưa từng làm việc với Material Design, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn điểm bắt đầu trong thiết kế giao diện mới này.

Trong hướng dẫn này chúng ta sẽ tìm hiểu các bước cơ bản cho thiết kế Material Design cùng với cách tạo menu điều hướng dùng RecyclerView.
Material Design cung cấp thiết lập các thuộc tính cho phép tùy biến Material Design Color Theme. Nhưng chúng ta chỉ sử dụng năm thuộc tính cơ bản để tùy chỉnh theme chung.

- colorPrimaryDark - Đây chính là màu tối nhất của ứng dụng, chủ yếu áp dụng đối với nền thanh thông báo (notification bar).
- colorPrimary - Đây là màu sắc chính của ứng dụng. Màu sắc này sẽ được áp dụng như là nền thanh công cụ.
- textColorPrimary - Đây là màu sắc chính của văn bản. Áp dụng cho tiêu đề thanh công cụ.
- windowBackground - Đây là màu nền mặc định của ứng dụng.
- navigationBarColor - màu này xác định màu nền của thanh điều hướng ở dưới màn hình ứng dụng.


I. Tạo Material Design Theme
1. Trên Eclipse, chọn File → New → Android Application Project và điền vào các thông tin cần thiết. Khi được xác nhận chọn Activity mặc định, chọn Blank Activity. Ở project này chọn minSDK là API 13, và targetSDK, compile là API 22. Lưu ý bạn nên download SDK của Android 5 về máy để thực hiện.

2. Mở res ⇒ values ⇒ strings.xml và thêm vào chuỗi bên dưới.


3. Mở res ⇒ values ⇒ colors.xml và thêm các giá trị màu sắc dưới đây. Nếu không tìm thấy colors.xml, tạo ra một tập tin colors.xml mới.

https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/colors.xml

4. Mở res ⇒ values ⇒ dimens.xml và thêm các giá trị dưới đây.

https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/dimens.xml

5. Mở styles.xml dưới res ⇒ values và thêm styles dưới đây. Các style được định nghĩa trong styles.xml này là chung cho tất cả các phiên bản Android. Ở đây tôi đặt tên theme là MyMaterialTheme.

https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/styles1.xml

Nếu như bạn gặp lỗi Can't Find Theme.AppCompat.Light for... hãy xử lý bằng cách sau.

- Import project Android ở đường dẫn sau vào workspace (android-sdk\extras\android\support\v7\appcompat).

- Nhấn chuột phải vào project hiện tại, chọn Properties, chọn Android ở khung bên trái. Trong vùng Library ở khung bên phải, nhấn Add và chọn project bạn vừa import vào.

6. Bây giờ dưới res, tạo ra một thư mục có tên là values-v21. Bên trong values-v21, tạo ra một styles.xml như dưới đây. Style này chỉ áp dụng cho Android Lollipop.

https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/style2.xml

7. Bây giờ chúng ta đã có style Material Design cơ bản. Để áp dụng style, mở AndroidManifest.xml và sửa đổi android:theme trong thẻ .

android:theme = "@style/MyMaterialTheme"

Sau khi áp dụng style, AndroidManifest.xml của bạn sẽ trông giống như dưới đây.

https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/AndroidManifest.xml

Bây giờ nếu chạy ứng dụng, bạn có thể nhìn thấy màu sắc thanh thông báo thay đổi (nên test trên thiết bị chạy Android 5 để thấy).



II. Thêm toolbar (ActionBar)
Thêm toolbar rất dễ dàng. Tất cả bạn phải làm là phải tạo ra một layout riêng biệt cho toolbar và chèn nó trong layout khác bất cứ nơi nào bạn muốn toolbar được hiển thị.

1.Tạo một file xml có tên toolbar.xml dưới res ⇒ layout và thêm thành phần android.support.v7.widget.Toolbar. Điều này tạo ra thanh công cụ với chiều cao và them cụ thể.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/toolbar.xml

2. Mở file layout của Main Activity (activity_main.xml) và thêm toolbar sử dụng thẻ .
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/activity_main1.xml
Chạy ứng dụng và xem thanh công cụ hiển thị trên màn hình hay không.


Bây giờ thêm vào toolbar tiêu đề và biểu tượng tìm kiếm.

3. Bạn hãy tìm cho mình một icon search mà mình thích hoặc dùng icon trong source code ở cuối bài để thêm vào project.
Để thực hiện, nhấn chuột phải vào project và chọn New → Other → Android → Android Icon Set. Trong màn hình đầu tiên, chọn Action Bar and Tab Icons, và đặt tên ic_action_search trong mục Icon Name.

Ở màn hình tiếp theo, chọn Image chỗ Foreground và chọn đường dẫn đến tập tin icon ở mục Image File.
4. Một khi icon đã được import, mở file main.xml ở dưới res -> menu và thêm vào các mục như dưới đây.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/main.xml

5. Bây giờ mở MainActivity.java và làm thay đổi ở dưới.
> Kế thừa ActionBarActivity
> Kích hoạt toolbar bằng cách gọi setSupportActionBar ()
> Override onCreateOptionsMenu () và onOptionsItemSelected () để kích hoạt các action trên toolbar.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/MainActivity1.java
Sau khi thực hiện các thay đổi ở trên, nếu chạy ứng dụng, bạn sẽ thấy biểu tượng tìm kiếm.


III. Thêm Navigation Drawer
Thêm Navigation Drawer như chúng ta làm trước đây, nhưng thay vì nếu sử dụng ListView cho các mục menu, chúng ta sử dụng RecyclerView trong Material Design. Vì vậy, chúng ta hãy xem làm thế nào để thực hiện với RecyclerView.

1. Trong thư mục của dự án, tạo ra ba package tên là activity, adapter, model (chẳng hạn com.lvt.activity) và di chuyển MainActivity.java của bạn đến gói activity. Điều này sẽ giữ cho dự án được tổ chức hiệu quả.

2. Vào File  Import -> Existing Android code into workspace -> Browse (Tới sdk/extras/ android/support/v7/rycyclerview)  Nhấn OK -> Nhấn Finish

Nhấp chuột phải vào project RycyclerView -> Properties -> Android (khung trái) -> đánh dấu chọn isLibrary -> Apply -> OK.

Bây giờ click chuột phải vào dự án của bạn -> Properties -> Android (khung trái) -> Addchọn RycyclerView-> Apply -> OK.

Bây giờ nhấp chuột phải vào project của bạn một lần nữa → Build Path-> Configure Build Path... -> Dưới thẻ Project, thêm RycyclerView.

3. Dưới package model, tạo ra một lớp có tên NavDrawerItem.java với code dưới đây. Model này định nghĩa cho từng mục menu trái của Navigation Menu.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/NavDrawerItem.java

4. Dưới res ⇒ layout, tạo một xml tên nav_drawer_row.xml và thêm đoạn code dưới đây. Layout này dành cho từng item trong navigation menu. Nếu bạn muốn tùy chỉnh item này, bạn phải làm những thay đổi trong tập tin này. Bây giờ nó chỉ có một TextView.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/nav_drawer_row.xml

5. Tìm kiếm icon nào đó tượng trưng cho profile, hoặc dùng icon trong source code bài viết. Rồi chép nó vào thư mục drawable dưới res, nếu chưa có hãy tạo nó. Bước này là tùy chọn, nhưng icon này sẽ được hiển thị trên header của navigation menu.

6. Tạo một layout khác tên là fragment_navigation_drawer.xml và thêm đoạn code dưới đây. Layout này chứa header để hiển thị thông tin người dùng và RycyclerView để hiển thị list view.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/fragment_navigation_drawer.xml

7. Để RycyclerView được tùy chỉnh, chúng ta dùng các lớp adapter để biểu diễn các layout tùy biến. Dưới gói adapter, tạo một lớp tên là NavigationDrawerAdapter.java và dán đoạn code sau.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/NavigationDrawerAdapter.java

8. Dưới package adapter, tạo một fragment mới tên là FragmentDrawer.java.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/FragmentDrawer.java

9. Cuối cùng mở tập tin activity_main.xml và chỉnh sửa layout như phía dưới. Trong layout này chúng ta sẽ thêm android.support.v4.widget.DrawerLayout để hiển thị Navigation Drawer Menu.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/actiivty_main2.xml

10. Mở MainActivity.java của bạn và thay đổi.
Thực thi FragmentDrawer.FragmentDrawerListener và ghi đè onDrawerItemSelected ().
Tạo một thể hiện của FragmentDrawer và thiết lập các sự kiện chọn.

https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/MainActivity2.java

Bây giờ nếu chạy ứng dụng, bạn có thể xem navigation drawer menu với một tiêu đề và một vài danh sách các mục trong đó.


IV. Thực thi các sự kiện chọn cho các item trên navigation drawer menu

Mặc dù navigation drawer menu hoạt động, bạn có thể thấy các lựa chọn trong danh sách các mục không làm việc. Đó là bởi vì chúng ta chưa thực hiện bắt sự kiện cho từng mục của menu.

Như chúng ta thấy có ba mục (Home, Friends & Messages), chúng ta cần phải tạo ra ba lớp Fragment riêng biệt cho mỗi mục menu.

1. Dưới thư mục res → layout, tạo một xml tên fragment_home.xml và thêm mã dưới đây.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/fragment_home.xml

2. Dưới package activity, tạo một lớp mới tên là HomeFragment.java.
https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/HomeFragment.java

3. Tạo thêm hai lớp Fragment tên FriendFragment.java, MessageFragment.java và file layout fragment_friend.xml và fragment_message.xml và thêm code tương tự như hai bước trên (tham khảo source code ở cuối bài viết).

4. Bây giờ mở MainActivity.java và thay đổi. Trong đoạn mã dưới đây
> DisplayView() phương thức hiển thị khi chọn một mục nào đó. Phương thức này nên được gọi là trong onDrawerItemSelected ().

https://github.com/levientrinh/MaterialDesign/blob/master/MainActivity3.java

Bây giờ nếu chạy ứng dụng, bạn có thể thấy các lựa chọn của menu đã làm việc.





Bạn có thể tải source code tham khảo tạihttps://www.dropbox.com/s/jizad3zqhcdjr1j/MaterialDesign.zip?dl=0

Tạo tia sáng mặt trời trong AI - adobe illustrator

Hôm nay ngày mùa hạ sẽ chia sẻ về cách vẽ hình tia nắng mặt trời một cách nhanh chóng để ứng dụng vào thiết kế background tờ rơi...

Dưới đây là cách tạo ra một background tia nắng mặt trời hay sử dụng trong các mẫu thiết kế tờ rơi

Tạo tia sáng mặt trời trong AI - adobe illustrator
Tạo tia sáng mặt trời trong AI - adobe illustrator
Bước 1: Sử dụng công cụ elipse tool để vẽ hình tròn ( phím tắt là L), các bạn giữ shift để vẽ được hình tròn
 Vẽ hình tròn với công cụ elipse tool

Vẽ hình tròn với công cụ elipse tool

Bước 2: 
Vào Window>stroke ( phím tắt ctrl + F10) và chỉnh sửa theo các thông số như hình dưới
 Weight:200pt, Dashed line: 10px

Hai thông số này bạn có thể chỉnh sửa cho phù hợp theo ý thích của mình
Bước 3: chọn đối Object>Expand Appearance để rã đối tượng trên tách riêng thành lớp viền và lớp nền 


Bước 4: Tạo tâm khép kính bằng cách các bạn vào Object>Path>Average bảng hộp thoại sẽ hiện ra và bạn chọn both như hình bên dưới
Kết quả sẽ được một hình như thế này
Bước 5: Tiến hành đổ màu tùy ý theo sở thích của các bạn, sau khi đổ màu xong kết quả của mình là như thế này:

Bước 6: tiến hành cắt để được kích thước của 1 background tùy ý.
Sử dụng công cụ Rectangle tool ( phím tắt M) để vẽ như hình dưới
đưa hình chữ nhật xuống lớp dưới cùng, chọn hình chữ nhật sau đó bằng lệnh 
ctrl + [ hoặc ctr+shift+ [

Tiếp đó các bạn chọn 2 đối tượng sau đó vào window > pathfinder bảng hộp thoại pathfinder sẽ hiện ra và các bạn chọn  cắt 2 đối tượng bằng intersect như hình dưới





Kết quả ta thu được hình như này:



Vậy là chỉ với 1 vài thao tác cơ bản các bạn đã có ngay một background tia nắng mặt trời để ứng dụng vào thiết kế tờ rơi

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm http://ngaymuaha.blogspot.com/ nơi chia sẽ kiến thức công nghệ, học hỏi và sáng tạo.

5 điều nên nhớ khi gặp khó khăn trông cuộc sống


Marc và Angel là hai nhà văn nhiệt huyết, những chuyên gia tư vấn cuộc sống, tác giả của cuốn sách “1000 điều nhỏ nhoi được thực hiện bởi những người hạnh phúc và thành đạt”. Dưới đây chỉ là một vài ghi nhớ để giúp bạn có thêm động lực sống mỗi khi có chuyện bất trắc xảy ra.

Cuộc sống thật rộng lớn, mênh mông nhưng lại vô cùng ngắn ngủi vì vậy bạn hãy luôn biết ơn nếu bạn vẫn đang có mặt trên đời. Mỗi sáng thức dậy, hãy cố gắng để hoàn thành những mục tiêu trong ngày dưới đây nhé:
  1. Nghĩ lạc quan

  2. Ăn khỏe mạnh

  3. Thể dục hàng ngày

  4. Lo lắng ít hơn

  5. Làm việc chăm hơn

  6. Cười nhiều hơn

  7. Ngủ ngon hơn

  8. Và lặp lại chúng……………..
Sau đây là 5 điều mà bạn hãy nhớ đến khi gặp khó khăn, thách thức hay đau khổ trong cuộc sống, khi bạn cần động lực để tìm lại niềm tin vào cuộc đời:

1. Có đau thương thì mới có trưởng thành
Cuộc sống thi thoảng sẽ tự khép những cánh cửa mỗi khi bạn cần phải phấn đấu. Đó là điều tốt vì chúng ta sẽ chẳng làm gì nếu như hoàn cảnh không ép buộc ta phải như vậy. Mỗi khi gặp những điều khó khăn, bạn hãy nhớ là chẳng có nỗi đau nào đến mà lại không có mục đích. Bạn hãy cố gắng vượt qua những thứ khiến bạn đau khổ và đừng quên những bài học nó đem đến cho bạn.

Bạn nên nhớ rằng có hai loại nỗi đau: một loại khiến bạn đau khổ và loại còn lại thì khiến bạn thay đổi. Trong vòng quay cuộc sống, thay vì kháng cự lại nỗi đau, bạn hãy để chúng giúp bạn trưởng thành.
5 điều nên nhớ khi gặp khó khăn trông cuộc sống
5 điều nên nhớ khi gặp khó khăn trông cuộc sống
2. Mọi thứ đến và đi đều nhất thời
Mưa rồi cũng sẽ hết, vết thương rồi cũng sẽ lành. Luôn có những ánh sáng phía cuối đường hầm. Nếu như bạn vẫn còn hay quên hay chót tin rằng đêm đen sẽ không bao giờ trôi qua thì hãy nhắc nhở điều này với bản thân mỗi sáng. Đêm đen rồi cũng sẽ tan thôi, bởi chẳng có gì là mãi mãi.

Đừng vì cuộc sống khó khăn trước mắt mà bạn không cất tiếng cười. Đừng vì những thứ làm bạn phiền muộn, mà bạn không nở nụ cười. Mọi phút giây, cuộc sống đều đem lại cho bạn một sự khởi đầu và một sự kết thúc. Bạn sẽ luôn có cơ hội thứ 2, chỉ cần nhớ rằng, lần này, bạn phải nắm lấy nó và tận dụng nó.

3. Lo lắng và than vãn chẳng thay đổi được gì
Những ai than vãn nhiều thường chẳng làm được bao nhiêu. Mọi chuyện sẽ không kết thúc nếu như bạn lạc đường, nhưng nó sẽ kết thúc nếu như bạn chỉ than vãn mà không vận động. Hãy luôn cố gắng để đạt được điều mà bạn tin tưởng. Đừng để những bóng đen của quá khứ nhuốm màu những bậc thang của tương lai. Dành thời gian của hôm nay để than vãn về chuyện của ngày hôm qua sẽ không làm cho ngày mai của bạn trở nên tốt đẹp. Thay vào đó, hãy hành động.

Bạn chỉ cần nhớ rằng hạnh phúc thực sự bắt đầu khi bạn dừng than vãn về vấn đề của mình và cảm thấy biết ơn vì tất cả những tai họa không xảy đến với bạn.

4. Mọi nỗ lực dù nhỏ nhất cũng là một bước tiến lên
Trong cuộc sống, sự kiên nhẫn không chỉ đơn giản là chờ đợi, hơn cả, nó là khả năng duy trì một thái độ sống tích cực trong khi bạn cố gắng hết mình để hiện thực hóa một ước mơ đáng giá. Vì vậy, nếu như bạn muốn cố gắng, hãy cho bản thân thời gian và tìm mọi cách để thực hiện. Nếu không làm như vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ có sự khởi đầu.

Và nếu bạn muốn thành công, bạn phải bắt tay vào thực hiện, dù cho bạn có thể sẽ gặp phải thất bại, từ chối hay những điều khác. Cứ mỗi bước chân qua, bạn sẽ lại cảm thấy mọi điều trở nên tốt đẹp hơn bất cứ thứ gì mà bạn có thể tưởng tượng được. Tôi cam đoan với các bạn rằng sẽ chẳng có điều gì hạnh phúc hơn thế, chẳng có điều gì tuyệt vời hơn là nhận ra được mình sinh ra là ĐỂ SỐNG.


5. Điều tốt nhất bạn có thể làm đó là tiếp tục bước đi
Bạn đừng sợ phải bắt đầu lại từ đầu – thử lại lần nữa – yêu lại từ đầu – sống và lại tiếp tục mơ ước. Đừng để những bài học đau đớn kéo chìm trái tim bạn. Bạn sẽ học được những bài học đắt giá nhất của cuộc sống ở những thời điểm hay lỗi lầm tệ hại nhất. Mỗi khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ rằng, mọi việc đôi khi diễn biến cực kì tệ hại trước khi chúng trở nên tử tế.

Vâng, cuộc sống càng khó khăn thì bạn càng phải cứng cỏi hơn nữa. Hãy tìm ra sức mạnh để nở nụ cười mỗi ngày. Bạn không nên quá chú trọng vào những thứ bạn không thể thay đổi. Hãy sống đơn giản, hãy yêu với lòng khoan dung, hãy nói thật lòng mình, hãy làm việc chăm chỉ. Và cho dù bạn sẽ có lúc gặp thất bại, thì hãy cứ cố gắng, hãy cứ tiếp tục trưởng thành.

Những dịch vụ Digital Marketing được nhiều Marketers sử dụng

Marketing online là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, một chiến dịch của bạn sẽ chẳng bõ bèn gì so với các đối thủ nếu không có sự hỗ trợ từ các công cụ và dịch vụ Digital Marketing. Để giúp bạn không mất nhiều thời gian và công sức thử nghiệm với hàng ngàn các công cụ đang được quảng cáo đầy rẫy trong không gian rộng lớn của mạng Internet, bài viết này xin giới thiệu những công cụ và dịch vụ Digital Marketing uy tín nhất trong nội bộ giới marketers hiện nay.

KISSmetrics
KISSmetrics mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới về việc phân tích dữ liệu. Thay vì chỉ đo lường các dữ liệu truyền thống (lượt xem, bounce rate…) cho website của bạn, công cụ này tập trung xử lý các dữ liệu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Các dữ liệu này xoay quanh đối tượng khách hàng đã vào website, và cách họ đã tương tác với website. KISSmetrics giúp bạn đo lường các số liệu như conversion rates, giá trị vòng đời khách hàng (customers life-time value), lợi nhuận trung bình cho 1 người xem…


Scribe
Các công cụ online thường chỉ giúp bạn tự động hóa một số vấn đề trong chiến dịch của mình. Chỉ có ít trong số đó có thể khiến bạn trở thành một marketers giỏi hơn. Và đây chính là nơi Scribe tỏa sáng. Công cụ này hỗ trợ bạn trong hoạt động nội dung: không chỉ giúp bạn tạo các nội dung có hiệu quả SEO cao, Scribe còn giúp bạn tạo các nội dung phù hợp và sáng tạo nhằm giúp lan tỏa tính cách và câu chuyện về thương hiệu của bạn.

Raven
Thương hiệu Raven Internet Marketing Tools là một tập hợp của hơn 30 phần mềm độc đáo và công dụng giúp bạn quản lý mọi mặt các hoạt động Digital marketing của mình: social media, chiến lược nội dung, xử lý dữ liệu, quản lý chiến dịch PPC, SEO… Đây chính là lối thoát cho những thương hiệu muốn tìm một giải pháp digital marketing 30-trong-1.

Qualaroo
Các dữ liệu thông thường sẽ cho bạn biết về các yếu tố định lượng. Qualaroo giúp bạn giải mã tâm lý của khách hàng mục tiêu. Công cụ này giúp bạn tìm hiểu các mặt như tại sao người xem website không mua hàng, tại sao bạn ít nhận được tương tác, hay tại sao lượng đòi bồi thường của thương hiệu bạn đang ngày càng tăng… Qualaroo tập trung vào khách hàng thay vì các con số, và kết quả của việc dùng công cụ này là bạn sẽ tối đa hóa thu nhập từ các khách hàng tiếp cận qua mạng.

SalesGenie
SalesGenie là một công cụ online giúp bạn tìm các “mối mua hàng” chất lượng và tăng cơ hội kinh doanh cho thương hiệu của bạn. Nó giúp bạn mày mò thị trường, tìm hiểu xem những nước đi nào đang mang về lợi hay hại cho bạn và các đối thủ của bạn.

MIXRANK
Nếu bạn không đầu tư thật nhiều thời gian để theo dõi và phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều thông tin quý báu. MIXRANK như một “thám tử tư” giúp bạn tìm hiểu xem đối thủ đang quảng cáo trên các kênh truyền thông nào, nhận được đơn đặt hàng nhiều nhất từ các trang nào… Và vì thế, nó giúp bạn đi trước các đối thủ của mình một bước.

Unbounce
Các marketers lỗi lạc thời nay sẽ đưa khách hàng đến các landing page thay vì đến homepage của website mình. Điều này mang lại tỷ lệ conversion lớn hơn, nhưng lại yêu cầu rất nhiều chất xám để có thể tạo một landing page hiệu quả. Lúc đó, bạn sẽ cần đến Unbounce – công cụ giúp tạo và đánh giá landing page. Với công cụ này, bạn có thể tạo, sửa, và sử dụng landing page cho chiến dịch của mình mà chỉ mất lượng thời gian rất ngắn.

SendGrid
Email – đối với nhiều marketers – là một “chiến trường” đầy bom mìn mà họ không dám đặt chân đến. Tuy vậy, nếu không tự lao vào chiến đấu trên “chiến trường” đó, chiến dịch digital marketing của chúng ta khó mà đạt được thành công. Email là công cụ hữu hiệu giúp bạn tiếp cận các khách hàng mới, và giữ liên lạc với các khách hàng cũ.

Với sự giúp đỡ của SendGrid, bạn sẽ tăng cơ hội cho email của mình được khách hàng mở ra xem. Đồng thời nó cũng giúp bạn tạo nên một hệ thống giải quyết các yêu cầu được gửi từ phía khách hàng, ví dụ như đăng ký nhận thư hàng tháng, đăng ký mua hàng… Giao diện thân thiện với người dùng, dễ hiểu và đơn giản của công cụ này cũng sẽ khiến quá trình lập email của bạn được tiên lợi hơn.

ProTexting
ProTexting là công cụ hỗ trợ bạn trong mảng quảng cáo SMS. Dịch vụ của ProTexting bao gồm giúp bạn tạo lập các tin nhắn, tương tác hai chiều với người nhận, quản lý danh sách những người nhận tin, cũng như gửi các tin hàng loạt. Đây là công cụ có thể giúp bạn đạt được một bước nhảy vọt trong quá trình chinh phục mobile marketing.

IFTTT
IFTTT là viết tắt của “if this then that” – đây là công cụ giúp bạn quản lý công việc làm digital marketer của mình. Công cụ này có thể giúp bạn tự động hóa các tin post trên mạng xã hội như Facebook và Twitter, nhận thông báo bằng email mỗi khi có người đặt hàng, nhận tin nhắn mỗi khi đối thủ của bạn post một nội dung mới… Bạn hoàn toàn có thể đồng bộ hóa các hoạt động trên mọi kênh (website, Dropbox, Facebook…) trong công cụ này, và điểu khiển chúng tại đây mà không cần phải đến tận từng địa chỉ web.

Các thuật ngữ trong Digital Marketing

Việc đọc và hiểu các bảng báo cáo số liệu của một chiến dịch. Marketing online đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho các bước tiếp theo của chiến dịch marketing tổng thể. Trong đó có một số các thuật ngữ đòi hỏi các chuyên viên Marketer hoặc Media Buyer không thể không biết.

Affiliate Marketing
Affiliate Marketing là gì? Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator…) áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng trên mạng.
Các thuật ngữ trong Digital Marketing
Các thuật ngữ trong Digital Marketing
Hiện tại ở VN chưa có doanh nghiệp nào áp dụng triệt để hình thức này, mới chỉ có Hotdeal.vn và Gymglish.vn ứng dụng ở mức thử nghiệm và chưa mang lại hiệu quả.

Nếu bạn là chủ sở hữu của một website, bạn có thể tham gia vào Chương trình Affiliate (Affiliate Program) để tăng thêm thu nhập thông qua việc giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp cung cấp Affiliate.

Advertiser
Advertiser là gì? Advertiser là những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher).

Ad Network – Advertising Network
Ad Network – Advertising Network là gì? Ad Network – Advertising Network là một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, và xTraffic.pep.vn là mạng quảng cáo miễn phí đầu tiên của Việt Nam.

Adwords – Google Adwords
Adwords – Google Adwords là gì? Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

Adsense – Google Adsense
Adsense – Google Adsense là gì? Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

Analytics – Google Analytics
Analytics – Google Analytics? Analytics là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.

Banner (Biểu ngữ)
Banner là gì? Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.

Booking
Booking là gì? Booking là việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử.

CTR – Click through Rate
CTR – Click through Rate là gì? CTR – Click through Rate là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.

CPA – Cost Per Action
CPA – Cost Per Action là gì? CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

CPC – Cost Per Click
CPC – Cost Per Click là gì? CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.

CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions)
CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì? CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

CPD – Cost Per Duration
CPD – Cost Per Duration là gì? CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng…). Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

Contexual Advertising
Contexual Advertising là gì? Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

Click Fraud – Fraud Click
Click Fraud – Fraud Click là gì? Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

Content Networks
Content Networks là gì? Content Networks là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.

Conversion – Conversion Rate
Conversion – Conversion Rate là gì? Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

Dimension
Dimension là gì?: Dimension là kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px

Doorway Page
Doorway Page là gì? Doorway Page là một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

Demographics
Demographics là gì? Demographics là thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

Display Advertising
Display Advertising là gì? Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

Geo Targeting/Geographic
Geo Targeting/Geographic là gì? Geo Targeting/Geographic là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng.

Forum seeding / Nick seeding / Online seeding
Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

Hybrid Pricing Model
Hybrid Pricing Model là gì? Hybrid Pricing Model là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).

Impression
Impression là gì? Impression là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.

Keyword (Từ khoá)
Keyword là gì? Khi bạn tìm bất cứ những thông tin nào bạn muốn hãy đánh vào công cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.

KPI – Key Performance Indicator
KPI – Key Performance Indicator là gì? KPI – Key Performance Indicator là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.

Landing Page
Landing Page là gì? Landing Page là một trang web (khác với 1 website) được tao ra nhằm mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngoài ra Landing Page còn là thuật ngữ dùng chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo banner…

Meta Description Tag (Thẻ Meta “Description)
Meta Description Tag là gì? Công cụ tìm kiếm cho phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả những người truy cập công cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn.

Meta keywords Tag (Thẻ Meta từ khoá)
Meta keywords Tag là gì? Thẻ Meta “từ khoá” Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.

Meta Tag
Meta Tag là gì? Thẻ Meta Meta Tag cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.

Newbie
Newbie là gì? Newbie là thuật ngữ có nghĩa là Người mới – Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.

Online Marketing
Online Marketing là gì? (Marketing Online là gì): Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing…

Organic Search Result
Organic Search Result là gì? Organic Search Result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài Organic Search Result trang kết quả tìm kiếm còn có Paid Search Result.

Pageviews
Pageviews là gì? Pageviews là số trang của website được xem – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

Paid Listing
Paid Listing là gì? Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.
PPC – Pay Per Click
PPC – Pay Per Click: Tham khảo CPC
PPL – Pay Per Lead / PPS – Pay Per Sale
PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: Tham khảo CPA

Payment Threshold
Payment Threshold là gì? Payment Threshold là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đạt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

Pop Up Ad
Pop Up Ad là gì? Pop Up Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.

Pop Under Ad
Pop Under Ad là gì? Pop Under Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.

Publisher
Publisher là gì? Publisher là thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…

ROI – Return on Investment
ROI – Return on Investment lả gì? ROI là hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

ROS ( Run of site)
ROS ( Run of site) là gì? ROS là hình thức cho phép quảng cáo hoặc banner xuất hiện trên bất cứ trang nào bên trong một website, không quan trọng người dùng click trang nào, một điều chắc chắn là họ sẽ nhìn thấy quảng cáo.

RON ( Run of network)
RON ( Run of network) là gì? RON là hình thức cho phép quảng cáo hoặc banner xuất hiện trên bất cứ trang nào ở website thuộc một mạng quảng cáo.

SEM (Search Engine Marketing)
SEM (Search Engine Marketing) là gì? SEM là marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO

SEO (Search engine optimization)
SEO (Search engine optimization) là gì? SEO là tối ưu hoá (cho) động cơ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

SERP (Search Engine Result Page)
SERP là gì? SERP là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.

Sitemap
Sitemap là gì? Sitemap là bản đồ/sơ đồ website – Có hai loại Sitemap: 1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml, giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website; 2. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm hiểu website.

Social Media / Social Marketing
Social Media / Social Marketing là gì? Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.

Social Networks
Social Networks là gì? Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:
1. Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…;
2. Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…
3. Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…
4. Mạng kết bạn: Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn
5. Mạng cập nhật tin tức: Twitter
6. Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến
7. Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Vật Giá hỏi đáp, Google hỏi đáp…
8. Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…
9. Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks.

SSL – Secure Socket Layer
SSL – Secure Socket Layer là gì? Lớp bảo mật SSL. Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.

Skycraper
Skycraper là gì? Skycraper là một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px.

Unique Visitor
Unique Visitor là gì? Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.

Usability
Usability là gì? Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

Visit
Visit là gì? Visit là số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor Visitor